[Total: 0 Average: 0]

Bệnh trùng roi ở nữ là căn bệnh phụ nữ không còn xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên,nhiễm trùng roi ở nữ là gì? Nguy hiểm ra sao? Cách điều trị bệnh như thế nào? Những vấn đề này không hẳn ai cũng biết. Vì vậy hãy để Shila sẽ giúp bạn rõ hơn về bệnh trùng roi ở nữ giới: triệu chứng và các rủi ro.

Đừng bỏ lỡ

1. Bệnh trùng roi ở nữ giới là bệnh như thế nào?

Bệnh trùng roi ở nữ giới là bệnh do ký sinh trùng loại trùng roi Trichomonas vaginalis gây ra. Đây là một bệnh nhiễm do vi khuẩn đơn bào chúng ký sinh ở bộ phận sinh dục nữ. Bệnh trùng roi gây nên ảnh hưởng một cách trực tiếp tới hệ thống sinh sản của nữ giới. Những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến đó là âm đạo, buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng,…

Khi mắc bệnh này thì sẽ gây đau khi giao hợp tình dục, ngứa âm đạo, tiết dịch âm đạo có mùi hôi.

bệnh trùng roi ở nữ giới

bệnh trùng roi ở nữ giới Bệnh trùng roi ở nữ giới

2. Nguyên nhân gây bệnh trùng roi ở nữ giới

Trùng roi ký sinh ở âm đạo, trong dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục. Ngoài âm đạo, trùng roi còn ký sinh ở những nơi khác như buồng trứng, vòi trứng, tử cung, niệu đạo, niệu quản, bàng quang, bể thận… Chúng gây nên các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục.

 Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng roi ở nữ có nhiều. Có những nguyên nhân khiến nhiều chị em không thể ngờ đến. Sau đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất hiện nay.

  • Lây truyền qua đường tình dục: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây phổ biến nhất gây lây nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân phụ nữ như tắm rửa ở nước ao hồ hoặc sử dụng các nguồn nước, đồ dùng, quần áo… bị nhiễm bẩn

3. Triệu chứng và biến chứng khi mắc bệnh nhiễm trùng roi âm đạo

3.1 Triệu chứng của bệnh trùng roi âm đạo

Biểu hiện được chia thành 3 cấp độ: lâm sàng, bán cấp, mãn tính. Đôi khi các triệu chứng của nhiễm trùng roi ở âm đạo không thể hiện đầy đủ.

Trên lâm sàng, bệnh nhân có khí hư ra nhiều, màu trắng đục nhày dính, có bọt. “Cô bé” bị đỏ,viêm tấy, rát nhất khi có kinh nguyệt. Khi chuyển sang bán cấp và mãn tính thì thường không bị viêm tấy mà thành thể trường diễn kéo dài.

Người bệnh luôn cảm thấy rất ngứa ngày khó chịu.

Bạn khó thể nhận biết giai đoạn bệnh. Vậy hãy chú ý đến một số điểm sau

  • Khí hư màu vàng, hơi xám, đặc biệt có xuất hiện bọt và mùi hôi nặng
  •  Ra nhiều khí hư bất thường, nếu khí hư chuyển màu xanh thì rất có thể bạn đã bị nhiễm thêm những vi khuẩn khác.
  •  Ngứa âm đạo
  •  Bên ngoài bộ phận sinh dục có vết lở loét
  • Khi quan hệ tình dục, hoặc khi đi tiểu có cảm giác đau rát.
  • khi đi tiểu thường thấy đau buốt, có chất dịch mủ và tìm thấy ký sinh trùng trong nước tiểu.

bệnh trùng roi ở nữ giới

bệnh trùng roi ở nữ giới Triệu chứng bệnh trùng roi

3.2 Biến chứng khi mắc phải bệnh nhiễm trùng roi ở nữ giới.

Cá thể mắc bệnh trùng roi ở vùng kín nếu không phát hiện và chữa trị sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Gây nên biến chứng cho buồng trứng, vòi trứng
  • Xuất hiện hiện tượng rong kinh
  • Cổ tử cung viêm loét, đau, ngứa, niêm mạc sưng đỏ.
  • Nếu kéo dài sẽ dẫn đến vô sinh. Vì trùng roi tiết ra chất nhầy gây bít kín cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng xâm nhập thụ tinh.
  • Bệnh có thể gây nên biến chứng viêm nhiễm đường tiết niệu

4. Cách điều trị trùng roi âm đạo ở nữ giới hiệu quả

Có rất nhiều cách điều trị bệnh trùng roi ở nữ giới. Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị bệnh, chị em cần được thăm khám kỹ càng. Hiện nay có thể chữa trị bằng thuốc đông, tây y hoặc can thiệp bằng các thủ thuật. Các bác sĩ sẽ căn cứ theo từng trường hợp mà có những chỉ định phù hợp và hiệu quả nhất.

Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo các nguyên tác cơ bản là vệ sinh thường xuyên bộ phận sinh dục, nhằm làm giảm mức độ viêm nhiễm, chữa trị cho cả vợ lẫn chồng. Đồng thời, trong quá trình chữa trị, tuyệt đối không được quan hệ tình dục để không có điều kiện cho bệnh lây truyền.

bệnh trùng roi ở nữ giới

bệnh trùng roi ở nữ giới Cách điều trị bệnh

4.1 Thuốc Tây y nào trị trùng roi vùng kín?

Bác sĩ sẽ kê thuốc để điều trị trong 7 ngày. Uống một trong hai loại thuốc là: metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax). Một số trường hợp khác, bác sĩ có thể khuyên dùng metronidazole có liều thấp hơn với tần suất hai lần một ngày.

Metronidazole là thuốc uống và thuốc đặt âm đạo đặc hiệu  

Không uống rượu trong 24 giờ sau khi dùng metronidazole hoặc 72 giờ sau khi uống tinidazole, vì uống rượu kèm theo thuốc gây buồn nôn và nôn nghiêm trọng.

Sau đó, người bệnh tái khám sau khi điều trị từ hai tuần đến ba tháng để chắc chắn người bệnh đã khỏi và không bị tái nhiễm.

4.2 Điều trị bệnh trùng roi bằng thuốc Đông Y như thế nào?

Ngoài dùng thuốc tây, người bệnh có thể tìm đến phương pháp đông y. Các loại thuốc Đông Y mang tính chất hỗ trợ mà không gây ra nhiều tác dụng phụ, người bệnh có thể dễ dàng áp dụng.

  • Bài 1: Nước hoa mào gà – trị trùng roi ở nữ

Chuẩn bị:Hoa mào gà tươi, nước ép ngó sen, đường trắng một lượng vừa đủ

Cách thực hiện

Rửa sạch hoa mào gà rồi đem chia làm 3 phần, mỗi phần đun sôi 20 phút. Sau đó đun với nước ép ngó sen tươi, đường trắng khuấy đều cho đến khi cô đặc lại. Sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô dùng dần. Mỗi lần dùng 10g pha với nước đun sôi để uống ngày 3 lần.

  • Bài 2: Cháo Xa tiền tử – món ăn trị trùng roi

Chuẩn bị: Bột phục linh, xa tiền tử, gạo tẻ, đường trắng lượng vừa đủ

Cách thực hiện

Xa tiền tử cho vào vải xô rồi cho vào nồi nấu với nước. Sau đó dùng nước này để nấu cháo, khi cháo chín hòa với bột phục linh, đường và khuấy tan. Mỗi ngày dùng 1 tháng và dùng duy trì trong vòng 7 ngày.

4.3 Duy trì lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh

Có bệnh thì phải chữa trị là điều tất nhiên. Nhưng tốt nhất mỗi chúng ta cần có lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh. 

bệnh trùng roi ở nữ giới

bệnh trùng roi ở nữ giới Phòng bệnh nhiễm trùng roi ở nữ

4.3.1 Vệ sinh “ cô bé”

  • Nguyên tắc: giữ khu vực vùng kín khô ráo, sạch sẽ và lau khô bằng khăn bông mềm mại
  •  Không thụt rửa sâu âm đạo. Vì có thể phá vỡ sự cân bằng ở âm đạo, tạo điều kiện cho bệnh hình thành và làm cho bệnh nặng hơn nếu không may gặp phải.
  • Chị em không nên sử dụng giấy vệ sinh có mùi thơm
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ PH cân bằng (4 – 6)
  • Chọn mặc đồ lót thoáng mát

4.3.2 Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học với một lối sống lành mạnh,
  • Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch
  • Cắt giảm các chất kích thích, tăng cường ăn sữa chua.
  • Khám định kỳ để theo dõi được sức khỏe của ” cô bé”

bệnh trùng roi ở nữ giới

bệnh trùng roi ở nữ giới Khám định kỳ

4.4 Cách phòng ngừa bệnh trùng roi ở nữ giới

  • Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng, chung thủy với bạn tình
  • Nên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
  • Sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn, vệ sinh
  • Nên tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tiện nghi cho nữ giới
  • Nên thăm khám các bác sĩ thường xuyên để chủ động khống chế lây truyền bệnh
  • Khi vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục

Bệnh trùng roi ở nữ là một bệnh phụ khoa có thể điều trị được. Nếu kéo dài bệnh sẽ để lại hậu quả khó lường. Là những người phụ nữ hiện đại, Shila hy vọng chị em hãy quan tâm sức khỏe cho ” cô bé” nhiều hơn.

Xem thêm

Tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.