Bị đau nhói ở vùng kín có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nếu không có cách chăm sóc vùng kín hợp lý sẽ vô cùng nguy hiểm. Chị em phụ nữ không thể xem thường. Hãy tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị triệu chứng này nhé.
Đừng bỏ lỡ
- Cách để làm sạch, giảm ngứa cô bé
- Ngứa vùng kín bên ngoài do nguyên nhân nào gây ra và cách trị dứt điểm
- Đau rát bên ngoài vùng kín và cách chữa tại nhà dễ dàng
1. Nguyên nhân bị đau nhói ở vùng kín
1.1 Bệnh nguy hiểm – Đau nhói vùng kín có nguy hiểm không
- Mang thai ngoài tử cung sẽ khiến chị em phụ nữ lâm vào tình trạng bị đau nhói ở vùng kín dữ dội. Do sự phát triển của bào thai làm nén các cơ quan khác của vùng kín.
- U xơ tử cung khi vào giai đoạn giữa sẽ có biểu hiện đau nhức vùng chậu.
- Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các lớp niêm mạc tử cung bong tróc mà không bị đẩy khỏi vùng kín. Khi lớp mạc đó còn tồn lại trong âm đạo sẽ dây tổn thương buồng trứng và bàng quang gây đau dữ dôi.
- U nang buồng trứng cũng có biểu hiện đau nhức cô bé khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt và buốt khi tiểu tiện.
1.2 Bệnh viêm nhiễm phụ khoa – Vùng kín bị đau nhói
- Viêm nang lông: Đau lông vùng kín, lỗ chân lông có chấm đen, sưng ở tại vùng lông mu. Cũng như đỏ da là những đặc điểm nhận biết bệnh viêm nang chân lông mu.
- Viêm đường tiết niệu: Nhiễm trùng con đường tiểu ở phái nữ là “thủ phạm” của cơn đau nhói bên trong tử cung. Cảm giác đau rát bên trong không chỉ ở vùng khi đi tiểu.
- Viêm ở tại vùng chậu: Đau xương mu khớp háng, bụng dưới cũng như hai bên khung chậu. Là dấu hiệu nhiễm trùng xảy ra ở tử cung, buồng trứng và vòi trứng.
- Bệnh rận mu: Rận mu sống ký sinh ở chân lông cơ quan sinh dục nữ gây nên ngứa ngáy cũng như khi phụ nữ cậy gãi sẽ làm cho trầy xước da cũng như đau nhức khu vực này.
Ngoài ra, đau vùng chậu còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, viêm ruột thừa…
1.3 Do bệnh xã hội
Khi phụ nữ mắc các bệnh xã hội như mụn rộp sinh học, bệnh sùi mào gà, bệnh lậu,…. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến ngời bệnh bị đau nhói ở vùng kín. Những bệnh này thường có biểu hiện như sau:
Virus Herpes Simplex là nguyên nhân gây ra mụn rộp sinh học. Khi mắc bệnh, sẽ phát hiện thấy các mụn nước hoặc mụn mủ nổi khắp bề mặt da của vùng kín. Các mụn này rất dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành vết loét khiến chị em cảm thấy đau buốt dữ dội
Bệnh sùi mào gà do HPV, xâm nhập chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Đặc điểm của bệnh là các mụn sùi nhỏ, màu hồng nhạt, mọc tập trung thành từng chùm. Bệnh này khiến cho vùng da tại nơi đó bị đau rát dữ dội.
Bệnh lậu là căn bệnh gây ám ảnh nhất về mặt tinh thần cũng như sức khỏe người bệnh. Khi mắc phải, không những bị đau nhói ở vùng kín, bệnh còn gây nên nhiều triệu chứng nghiêm tọng khác. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
1.4 Do khô âm đạo
Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, âm đạo phụ nữ trở nên thô ráp hơn. Tình trạng này xảy ra lâu ngày sẽ khiến người bệnh khó chịu, bị đau nhói vùng kín. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân.
Bệnh này thường gặp ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh vì lúc này nọi tiết tố bị suy giảm nhiều. Tuy không quá nguy hiểm nhưng để lâu thì vẫn gây khó chịu, gián tiếp gây nên các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
1.5 Đau vùng kín mãn tính
Chị em thường chủ quan khi bị nhiễm trùng vùng kín. Nghĩ bệnh này nhẹ nên không cứu chữa kịp thời hoặc không trị tận gốc. Vì vậy dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mãn tính, khiến người bệnh cảm thấy đau nhói vùng kín. Chị em không chỉ chịu đựng cơn đau mà còn thấy khó chịu, nóng rát, ngứa ngáy, thậm chí sưng tấy âm đạo.
1.6 Một số lý do thông thường
Đau nhức âm đạo bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Đau như kim châm ở vùng kín có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chính là do nhiễm trùng, vùng kín bị viêm nhiễm và cấu tạo âm đạo có vấn đề. Dưới đây là 1 số nguyên nhân dẫn đến đau nhức, ngứa vùng kín.
- Tổn thương hoặc kích thích dây thần kinh của âm hộ
- Viêm âm hộ
- Phản ứng lâu dài với một số bệnh nhiễm trùng
- Mắc một số rối loạn di truyền
- Nhạy cảm với một số loại thực phẩm
- Rối loạn chức năng của các cơ sàn chậu
2. Đau như kim châm ở vùng kín, âm đạo có nguy hiểm không?
2.1 Có thể gây vô sinh
Đau nhói vùng kín xuất phát từ bệnh lý, đặc biệt là những bệnh do vi khuẩn hay virus tấn công sẽ có khả năng lây lan nhanh chóng. Từ đó khiến cho cơ quan sinh sản của nữ giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gia tăng khả năng vô sinh – hiếm muộn.
Bị đau nhói vùng kín có nguyên nhân từ vi khuẩn hoặc virus. Khi bệnh trở nên nặng hơn, cơ quan sinh sản của nữ giới hẳn sẽ bị ảnh hưởng. Việc này khiến chị em có khả năng cao bị vô sinh, hiếm muộn.
Việc vùng kín bị viêm nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống sót của tinh trùng. Quá trình thụ thai sẽ diễn ra khó khăn hơn. Vì vậy, nên điều trị bệnh sớm để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
2.2 Gây nên nhiều biến chứng thai kỳ
Bị đau nhói vùng kín có thể gây sinh non, suy thai, viêm màng ối hay khiến bé bị suy dinh dưỡng. Sau khi sinh trẻ có nguy cơ bị suy giảm thị lực, vàng da, viêm niêm mạc miệng và nhiễm bệnh phụ khoa từ mẹ.
2.3 Đời sống tình dục bị ảnh hưởng
Chị em sẽ cảm thấy ngại ngùng khi cơ thể luôn xuất hiện những cơn đau nói vùng kín. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Lâu ngày, tâm lý của hai bên bị ảnh hưởng. Đời sống vợ chồng không còn như trước nữa.
2.4 Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
Bệnh này làm giảm sức đề kháng của người bệnh, mất cân bằng PH âm đạo. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng khả năng mắc các xã hội như: Lậu, giang mai,…Đây đều là những căn bệnh xã hội nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của chị em nếu không được chữa trị kịp thời.
3. Bị đau nhói ở vùng kín nên làm gì?
Bị đau nhói vùng kín sẽ khiến chị em phụ nữ sinh hoạt rất khó khăn. Hơn nữa còn có hại cho sức khỏe cũng như sức khỏe sinh sản. Do đó Shila cũng đội ngũ chuyên gia y tế sẽ gợi ý 1 số phương pháp ngăn ngừa và điều trị triệu chứng vùng kín bị đau nhói.
3.1 Biện pháp ngăn ngừa bị đau nhói ở vùng kín
- Vệ sinh âm đạo đúng cách mỗi ngày. Tránh thụt rửa vào sâu bên trong vì rất dễ làm tổn thương vùng kín.
- Hạn chế sử dụng các dung dịch, chất thơm để xịt hay rửa âm đạo.
- Sử dụng đồ lót cotton thấm hút tốt, không nên mặc quần lót quá chật.
- Quan hệ tình dục an toàn và nên sử dụng bao cao su và chất bôi trơn để bảo vệ cả 2.
- Lau khô vùng kín trước khi mặc quần lót.
- Sử dụng gel mát trên âm hộ
- Đi khám bác sĩ định kì. Khi có dấu hiệu đau nhói âm đạo cần phải đi khám bác sĩ ngay.
3.2 Biện pháp điều trị bị đau như kim châm ở vùng kín
- Khi vùng kín đau nhức dữ dội mà không thể đến bác sĩ giữa đêm. Hãy thực hiện những cách sau để làm giảm đau nhức.
- Chườm túi lạnh có thể làm tê các mút thần kinh giúp giảm đau hiệu quả.
- Ngâm nước nóng 15 phút có thể làm kích ứng vùng bị đau và làm giảm triệu chứng đau rát. Có thể thêm muối hoặc giấm để tăng hiệu quả.
4. Lưu ý các triệu chứng đi kèm cùng hiện tượng đau nhói vùng kín
Vùng kín bị đau nhói kéo theo đó là nhiều triệu chứng. Khi đau vùng xương chậu trở xuống và những vùng xung quanh vùng kín. Bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và xem xét những dấu hiệu đi kèm dưới đây để nhận biết rõ hơn nhé.
- Chảy máu âm đạo ngoài chu kì kinh nguyệt đến hàng tháng. Nếu đột nhiên âm đạo chảy máu bất thường thì hãy đến bác sĩ ngay. Kể cả khi bạn bị chảy máu khi đã qua thời kì sau mãn kinh.
- Dịch tiết có màu vàng, xanh, hồng như mủ hoặc máu và có mùi hôi khó chịu.
- Mệt mỏi dài ngày sẽ xuất hiện nếu bạn không đi khám bác sĩ kịp thời và để tế bào ung thư phát triển.
- Đau lưng có thể là do khối u lớn dần và gây chèn vào các dây thần kinh xung quanh vùng xương chậu.
Shila đã chia sẻ có nhiều phương pháp để điều trị bệnh bị đau nhói ở vùng kín. Bạn có thể làm nhiều liệu pháp điều trị khác nhau để giúp cải thiện cơn đau. Điều quan trọng là bạn nên theo dõi các triệu chứng thường xuyên. Và sau khi dùng các liệu pháp khác nhau có xảy ra những phản ứng gì đặc biệt hay không. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng các kỹ thuật như siêu âm và kích thích điện để giảm đau.
Tác giả: Thu Thảo