Bị ngứa môi bé có những biểu hiện gì? Đó có phải là một căn bệnh phụ nữ nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị các bệnh lý về vùng kín như thế nào? Cùng Shila tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Xem ngay:
- Bị ngứa vùng kín vào ban đêm có nguy hiểm không? cách chữa trị như thế nào?
- Ngứa cửa mình là bệnh gì? có nguy hiểm không? cách điều trị
1. Nguyên nhân bị ngứa môi bé – Ngứa vùng kín nữ là do đâu?
Môi bé là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín khỏi những tác nhân xấu bên ngoài. Đây cũng là bộ phận cực kì dễ bị tổn thương. Thông thường, khi bị ngứa vùng kín. Chị em thường chủ quan và nghĩ do dị ứng với các chất hóa học có trong dung dịch vệ sinh, xà phòng tắm. Tuy nhiên, phần lớn hiện tượng ngứa môi bé là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Mà chúng ta không nên chủ quan.
1.1 Ngứa môi bé vùng kín do bệnh viêm âm hộ – âm đạo
Nguyên nhân gây bệnh thường do thói quen vệ sinh không sạch sẽ. Mặc quần lót còn ẩm. Thói quen này tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Gây nên hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu vùng kín. Khi mắc bệnh, chị em thường thấy xuất hiện dấu hiệu điển hình như: Bị ngứa môi bé, môi lớn thậm chí cả “vùng tam giác”, sưng tấy, đau rát vùng kín, ra nhiều khí hư bất thường có màu trắng đục hoặc vàng xanh có mùi hôi khó chịu, đau rát khi đi tiểu và quan hệ tình dục,…
1.2 Ngứa môi bé vùng kín do triệu chứng bệnh lý tử cung gây nên
Bệnh lý ở tử cung cũng là nguyên nhân dẫn tới bị ngứa môi bé. Một số bệnh lý thường gặp như viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh đó là ngứa rát, sưng vùng kín. Ra nhiều khí hư bất thường có màu trắng đục, nâu, đen, và vàng xanh,… có mùi hôi, đau rát khi quan hệ,…
1.3 Ngứa môi bé vùng kín có thể do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bị ngứa môi bé và cả khu vực vùng kín. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như: mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, sùi mào gà cũng có dấu hiệu ngứa môi nhỏ vùng kín.
1.3.1 Môi bé bị ngứa cảnh báo bệnh lậu
Bệnh lậu là một căn bệnh xã hội có mức độ nguy hiểm cực kỳ cao do song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Nó rất dễ lây lan qua con đường quan hệ tình dục không an toàn.
Sau khi xâm nhập vào âm đạo 2 – 6 ngày, bệnh bắt đầu biểu hiện trên cơ thể như: cảm giác ngứa rát khó chịu tại âm hộ và âm đạo; bị ngứa môi bé và môi lớn, tấy đỏ, khí hư xuất hiện nhiều bất thường. Tiểu buốt, tiểu đau, tiểu ra mủ có màu trắng hoặc vàng đục.
1.3.2 Môi bé bị ngứa cảnh báo bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là căn bệnh cũng lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục không an toàn là chủ yếu. Do virut Human Papilloma gây nên. Ngoài ra, con đường từ mẹ truyền sang con hay việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.
Sau khi tấn công vào cơ thể người từ 2 – 9 tháng sẽ làm xuất hiện các u nhú quanh môi lớn, môi bé, cửa âm đạo, lỗ niệu đạo, cổ tử cung. Chảy dịch tiết gây mùi hôi, viêm nhiễm, bội nhiễm gây ngứa ngáy môi bé.
Những bệnh lý này nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến ảnh hưởng trong đời sống sinh hoạt. Nguy hiểm hơn là nó ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe; gây nên biến chứng lây lan ra toàn bộ cơ quan sinh dục nữ. Từ đó, có nguy cơ dẫn đến viêm tắc ống dẫn trứng, buồng trứng dẫn tới vô sinh. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì thế, nếu có những biểu hiện trên. Chị em cần phải sớm đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và có chỉ định điều trị cụ thể từ bác sĩ.
2. Bị ngứa môi bé vùng kín điều trị như thế nào?
2.1 Điều trị hiện tượng bị ngứa môi bé bằng phương pháp dân gian
Hiện nay, các bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để chữa hiện tượng bị ngứa môi bé vùng kín. Những cách này hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà và đem lại hiệu quả cao.
- Cách chữa ngứa vùng kín bằng lá trầu không: Bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi. Việc đầu tiên bạn cần rửa sạch và vò nát lá trầu không. Sau đó đem đi đun với nước sôi, có thể cho thêm vài hạt muối vào. Sau khi đun sôi bạn để hỗn hợp này nguội bớt rồi đem đi rửa bên ngoài vùng kín. Bạn nên kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ đem lại hiệu quả ngay.
- Trị ngứa vùng kín bằng nước muối: Chị em chỉ cần chuẩn bị một ít muối hạt to, hòa chung với một lượng nước ấm vừa đủ. Dùng tay từ từ khuấy đều cho muối tan ra hòa thành dung dịch. Bạn có thể dùng dung dịch đó rửa âm đạo khoảng 1 – 2 lần/ tuần.
- Trị hiện tượng bị ngứa môi bé bằng lá chè xanh: Rửa sạch lá chè xanh, vò nát cho vào nồi và thêm một ít muối tinh. Sau đó đưa lên bếp để đun sôi và đổ ra chậu. Để nước bớt nóng sau đó, ngồi cao để xông vùng kín. Khi dung dịch này nguội bạn cũng có thể dùng nước đó để rửa vùng kín. Và lau khô lại bằng khăn sạch.
2.2 Điều trị ngứa vùng kín bằng y học hiện đại
Ngoài các cách trị ngứa vùng kín tại nhà bằng phương pháp dân gian. Bạn cũng có thể điều trị bằng phương pháp Tây y kết hợp. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp bị dị ứng thành phần thuốc. Chị em không nên tự ý mua ngoài hiệu thuốc Tây. Mà phải đến trực tiếp các phòng khám, bệnh viện để xét nghiệm, chuẩn đoán.
Từ đó đưa ra những liệu trình điều trị phù hợp. Thuốc trị ngứa môi bé chủ yếu là thuốc kháng sinh ở dạng uống, thuốc bôi hoặc đặt âm đạo. Giúp tiêu viêm, giảm sưng tấy và ngứa môi bé rất tốt.
Trên đây, shila.vn đã tổng hợp những nguyên nhân gây nên hiện tượng bị ngứa môi bé. Đồng thời đưa ra cách điều trị bằng phương pháp dân gian lẫn y học hiện đại. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho chị em phụ nữ, cải thiện tình trạng vùng kín của mình.
Tác giả: Thu Thảo