Rong kinh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan thì đây cũng là một trong những căn bệnh phụ nữ nhiều chị em lo ngại. Vậy bị rong kinh có sao không? Hãy cùng Shila tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này nhé!
Click ngay
- Ngày đèn đỏ nên làm gì để thoải mái hơn và cách đối phó
- Làm thế nào để nhanh hết kinh nguyệt vào những ngày đèn đỏ mà chị em cần lưu ý
1. Bị rong kinh có sao không? Rong kinh là gì?
Rong kinh là gì? Rong kinh (rong huyết) là một biểu hiện khác thường trong chu kì kinh nguyệt. Rong kinh biểu hiện cụ thể khi chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu cục, máu ra nhiều, lượng máu vượt quá 80ml, kinh nguyệt kéo dài 1 tuần. Trong khi đó chu kỳ bình thường của phụ nữ chỉ kéo dài từ 3 – 5 ngày. Máu thường có màu đỏ sẫm và không đông.
Bị rong kinh thật sự có sao không và cần lưu ý gì? Bạn nên lưu ý, rong kinh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản nữa đấy! Vì vậy nếu có những dấu hiệu sau đây thì bạn nên đi khám hoặc gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nhé!
2. Bị rong kinh có sao không và có nguy hiểm không?
Rong kinh là chu kỳ kinh của bạn kéo dài và ra nhiều máu hơn nên chắc chắn rằng sẽ làm bạn mất máu nhiều nếu rong kinh lâu ngày. Việc này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng phụ khoa,… Đặc biệt sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào âm đạo, tử cung và nặng hơn là vòi trứng, dẫn đến vô sinh.
Bị rong kinh có sao không? Bị rong kinh có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ là có nhé! Rong kinh có thể kèm theo khí hư, đau bụng dưới, căng tức ngực… sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Với những bạn ở độ tuổi dậy thì sẽ gây cảm giác khó chịu mỗi khi đi học. Còn với những phụ nữ đã có gia đình sẽ ảnh hưởng trong quan hệ vợ chồng.
Vì vậy nếu có biểu hiện của rong kinh thì bạn không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đừng để bệnh lý ngày càng phát triển và gây ra những biến chứng nghiêm trọng nhé!
3. Nguyên nhân bị rong kinh là gì?
3.1 Bị rong kinh do nội tiết tố (Estrogen) rối loạn
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rong kinh đó chính là rối loạn nội tiết tố. Thường gặp ở phụ nữ sau khi mang thai và sinh con, hormone sinh dục estrogen và progesterone bị thay đổi. Điều đó dẫn đến niêm mạc tử cung dày lên làm cho thời gian bong tróc và đào thải kéo dài hơn gây ra tình trạng rong kinh sau sinh.
3.2 Nguyên nhân bị rong kinh do các nguyên nhân thực thể
Là hiện tượng rong kinh do các tổn thương ở buồng trứng, tử cung. Là triệu chứng của một số bệnh lý như:
3.2.1 Ung thư
Ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,… là một trong các nguyên nhân ác tính gây nên tình trạng chảy máu bất thường đường sinh dục. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và quá trình điều trị tương đối khó khăn nếu phát hiện muộn. Vậy nên bạn hãy khám phụ khoa định kỳ và sàng lọc bằng PAP test sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ung thử cổ tử cung.
3.2.2 Bệnh rong kinh do u xơ tử cung
Bạn đừng quá lo lắng khi nghe đây là u nhé! Bởi đây là những khối u lành tính của tử cung ở phụ nữ từ 30 – 50 tuổi. U xơ tử cung gây nên tình trạng mất máu nhiều hơn và kéo dài. Tùy theo kích thước khối u bạn sẽ được điều trị theo những phương pháp khác nhau.
Nếu bạn có khối u nhỏ thì có thể điều trị nội khoa. Còn nếu khối u to kèm theo rong huyết nhiều thì sẽ phải phẩu thuật tách khối u hoặc nặng hơn là cắt bỏ tử cung.
3.2.3 Polyp tử cung
Polyp tử cung là một khối u dính vào thành trong tử cung và sa vào buồng tử cung. Polyp được hình thành từ sự phát triển quá mức của các tế bào nội mạc tử cung. Kích thước của chúng từ vài mm cho đến vài cm. Điểm đặc biệt là chúng không gây ra những dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.
3.2.4 Bị rong kinh khi nào? Phụ nữ bị rong kinh vì nhiễm trùng
Một số tình trạng rong kinh do viêm nhiễm đường sinh dục như viêm nội mạc tử cung gây ra.
3.3 Nguyên nhân bị rong kinh do cơ năng
Thường gặp trong thời kỳ đầu dậy thì hoặc trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản.
3.3.1 Vì sao bị rong kinh thời kỳ đầu dậy thì
Thời kỳ đầu dậy thì bị rong kinh có sao không? Đây là khoảng thời gian mà rong kinh thường xuất hiện khi cơ thể bạn gái đang trong quá trình phát triển. Khi các cơ quan sinh dục và nội tiết tố đang phát triển để hoàn thiện sẽ làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn không đều, ra máu cục trong kỳ kinh.
3.3.2 Tại sao bị rong kinh kéo dài? Rong kinh sau sinh
Sau sinh bị rong kinh có sao không? Khoảng thời gian sau sinh là lúc dễ mắc phải những bệnh về phụ khoa nhất ở phụ nữ. Đặc biệt tương đối nguy hiểm nếu mắc phải rong kinh. Lượng máu sẽ tụt giảm sau sinh và đi kèm rong kinh sẽ khiến chị em dễ dàng mệt mỏi, hoa mắt vì thiếu máu.
Ngoài ra khi thời gian rong kinh kéo dài còn khiến nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa tăng cao vì vi khuẩn sinh sôi. Những hiện tượng dễ dàng bắt gặp của rong kinh sau khi sinh của chị em phụ nữ như:
- Dễ dàng nóng tính
- Thường xuyên căng thẳng, stress
- Trầm cảm
Khó có thể nói chính xác nguyên nhân của hiện tượng rong kinh sau sinh. Tuy vậy theo các bác sĩ chuyên khoa, có một số nguyên nhân chính khiến cho phụ nữ bị rong kinh sau sinh như sau:
3.4 Bị rong khi do sử dụng thuốc tránh thai sau sinh
Bị rong kinh khi sử dụng thuốc tránh thai có sao không? Thuốc tránh thai sẽ giúp bạn kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân khác gây ra hiện tượng rong kinh sau sinh. Do có thành phần thuốc sẽ gây nên thay đổi nội tiết tố dễ dẫn đến rối loạn và gây ra rong kinh cho chị em.
3.5 Vì sao bị rong kinh kéo dài? Buồng trứng, tử cung bị tổn thương
Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh thường gặp của phụ nữ sau sinh, đặc biệt còn có thể xảy ra với các mẹ sinh mổ. Khi có khả năng bị tổn thương nơi buồng trứng, tử cung cao hơn so với sinh thường.
4. Biểu hiện của rong kinh kéo dài?
Những biểu hiện thường gặp của rong kinh:
- Người thường xuyên mệt mỏi
- Da mặt nhợt nhạt, tái sạm
- Đau bụng dưới
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 1 tuần hoặc hơn, lượng máu kinh vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt ra nhiều và liên tục
- Kinh nguyệt ra máu đông thành cục
5. Làm thế nào khi bị rong kinh?
Bị rong kinh có sao không? Phải điều trị như thế nào? Hãy cùng Shila tham khảo một số giải pháp đối với hiện tượng bị rong kinh nhé!
- Thay đổi chế độ sinh hoạt bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
- Tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng mệt mỏi để giữ gìn sức khỏe thật tốt.
- Bổ sung thực phẩm giàu magie, kẽm, sắt, vitamin B1, B6 và vitamin E. Hạn chế ăn thịt và chất béo. Đặc biệt nên kiêng sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, cà phê và những thực phẩm cay trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Bạn nên nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều.
- Ngoài ra, bạn có thể kết hợp ăn ngải cứu hàng ngày. Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ và đúng cách, không nên thụt rửa quá sâu vào bên trong
- Quan trọng nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và cơ địa của cơ thể để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tóm lại, nếu bạn là phụ nữ và có những dấu hiệu của rong kinh dù nghiêm trọng hay không cũng đừng chủ quan nhé! Đặc biệt ở độ tuổi sinh sản và mãn kinh bạn phải cực kì cẩn thận. Bị rong kinh có sao không? Hy vọng những chia sẻ của Shila sẽ cho bạn được câu trả lời. Vậy nên, bạn đừng ngại gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!
====> Xem thêm:
Tác giả: Thu Thảo