[Total: 0 Average: 0]

Chlamydia là bệnh gì và nguyên nhân từ đâu gây ra? Đây có phải là căn bệnh phụ nữ nguy hiểm hay không? Những kiến thức về bệnh mà bạn cần biết sẽ được Shila chia sẻ dưới đây, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và mọi người.

Click ngay

1. Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia trachomatis là bệnh gì? Chlamydia trachomatis hay gọi ngắn gọn là Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục, cả hai giới đều có thể mắc phải. Bệnh được gây nên do mắc phải vi khuẩn có tên là chlamydia trachomatis, và thường không có những triệu chứng rõ rệt như các bệnh lây qua đường tình dục khác. Người bệnh thường chỉ có những dấu hiệu như đau bộ phận sinh dục và tiết dịch từ vùng kín. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm cổ tử cung, hậu môn, niệu đạo, mắt và cổ họng.

bệnh chlamydia là gì
Bệnh chlamydia nghĩa là gì

Bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được can thiệp kịp thời. Nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản ở cả nữ giới và nam giới. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn đến vô sinh. Có một số người khi mắc phải căn bệnh này sẽ cảm thấy e ngại, sợ đi khám, giấu bệnh hay tự điều trị nhưng sai cách. Điều này có thể dẫn đến các nguy cơ xấu mà không thể lường trước được.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chlamydia trachomatis là gì?

Chlamydia là bệnh gì và có những dấu hiệu như thế nào? Như Shila đã nói ở phía trước, bệnh chlamydia trachomatis thường không có những dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên có một vài triệu chứng phổ biến như:

2.1 Chlamydia trachomatis là bệnh gì? Đối với phụ nữ mắc bệnh có triệu chứng gì?

Nếu ở nữ mắc phải bệnh chlamydia thì đầu tiên vi khuẩn sẽ đi vào cổ tử cung và niệu đạo. Lúc này ở âm đạo sẽ tiết ra dịch bất thường hoặc khi đi tiểu sẽ cảm thấy đau buốt, nóng rát. Khi viêm nhiễm lây lan từ cổ tử cung lên ống dẫn trứng, thì vẫn chưa có dấu hiệu nào rõ rệt. Nhưng một số phụ nữ thì lại bị đau bụng dưới, buồn nôn, sốt, đau lưng, đau rát khi quan hệ hoặc ra máu khi chưa đến kỳ kinh nguyệt. Nhiễm chlamydia ở tử cung có thể lây lan qua trực tràng.

vi khuẩn chlamydia là gì
Chlamydia có biểu hiện với phụ nữ, tiết dịch âm đạo có mùi hôi màu trắng hoặc vàng.

Các dấu hiệu của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn thành các triệu chứng của các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo. Khi có các dấu hiệu lạ về vùng kín, mọi người nên đến các phòng khám chuyên khoa để được xác định bệnh để điều trị hiệu quả.

2.2 Triệu chứng chlamydia xuất hiện ở nam giới

Đối với nam giới, người bệnh thường sẽ có những dấu hiệu mắc bệnh như:

  • Tiết dịch bất thường từ dương vật, dịch thường có màu vàng hoặc trắng, thường thấy rõ vào sáng sớm.
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, có thể thấy tiểu rắt
  • Ngoài ra sẽ có những biểu hiện như ngứa lỗ sáo dương vật hoặc cảm thấy nóng rát, bị đau và sưng tinh hoàn.
nguyên nhân nhiễm chlamydia
Tiết dịch bất thường từ dương vật, dịch thường có màu vàng hoặc trắng

Nếu quan hệ bằng đường hậu môn thì có thể nhiễm bệnh ở trực tràng, thì gây ra đau trực tràng và chảy máu. Những dấu hiệu này sẽ biểu hiện trong vòng 1-3 tuần sau khi mắc phải bệnh chlamydia. Ngoài ra còn có nhiều triệu chứng không rõ rệt khác. Nếu có dấu hiệu nào bất thường thì nên đến bác sĩ ngay nhé.

3. Những nguyên nhân gây ra bệnh chlamydia trachomatis là gì?

Chlamydia là bệnh gì? Nguyên nhân nhiễm Chlamydia là do người bệnh mắc phải vi khuẩn Chlamydia sống kí sinh vào cơ thể. Thường, loại vi khuẩn này có hình cầu, kích thước lớn vi rút. Vi khuẩn gây bệnh thường có ba loại phổ biến:

  • Chlamydia psittaci: thường có ở chim, có thể lây cho người gây sốt vẹt.
  • Chlamydia pneumoniae: gây bệnh đường hô hấp, lây từ người sang người.
  • Chlamydia trachomatis: gây bệnh đường sinh dục và bệnh đau mắt hột.
nhiễm nấm chlamydia
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây bệnh

3.1 Chlamydia lây lan như thế nào?

Vi khuẩn chlamydia lây lan chủ yếu khi quan hệ tình dục qua âm đạo, bằng hậu môn, bằng miệng với người đang nhiễm khuẩn. Ngay cả khi không xuất tinh, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh từ bạn tình. Ngoài ra, bệnh chlamydia cũng thể truyền từ mẹ sang con.

Bên cạnh đó, nếu bạn từng mắc chlamydia, bạn vẫn có nguy cơ tái phát bệnh dù đã điều trị khỏi. Nguyên nhân là do quan hệ tình dục với người đang mang bệnh.

3.2 Những ai có nguy cơ nhiễm chlamydia?

Chlamydia tuy là một cái tên khá lạ trong các bệnh tình dục. Nhưng thực chất nó rất phổ biển và có khoảng 131 triệu người trên thế giới đã mắc phải vào mỗi năm. Tất cả mọi người đều có khả năng bị nhiễm bệnh chlamydia khi quan hệ tình dục không an toàn. Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc phải đặc biệt là vào độ tuổi dưới 25.

chlamydia trachomatis là bệnh gì
Chlamydia là bệnh ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới, đặc biệt phổ biến ở độ tuổi dưới 25.

Người mắc bệnh chlamydia gấp 3 lần bệnh lậu và gấp 50 lần bệnh giang mai. Đây là hai bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh, bạn phải đến khám bác sĩ ngay lập tức.

4. Chlamydia là bệnh gì? – Bệnh chlamydia có nguy hiểm không?

Nếu không điều trị sớm, bệnh chlamydia sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

  • Đối với nữ, khi bị nhiễm trùng cổ tử cung đến ống dẫn trứng hay các cơ quan gần đó. Vi khuẩn sẽ gây ra bệnh viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, tắt buồng trứng,…Có khoảng 10% – 15% phụ nữ nhiễm chlamydia không được điều trị và gây ra nhiễm trùng ống dẫn trứng nhưng lại không có biểu hiện gì.
  • Còn ở nam, biến chứng xảy ra thì hiếm gặp hơn. Nhưng vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng ở mào tinh hoàn, dương vât, túi tinh gây ra đau, sốt và vô sinh.
  • Đôi khi bệnh này còn dẫn đến viêm khớp kết hợp tổn thương da, viêm niệu đạo, viêm mắt,…
triệu chứng chlamydia
Hậu quả nghiêm trọng nếu bệnh chlamydia không được chữa trị kịp thời

Người mắc bệnh chlamydia có thể di truyền cho con trong quá trình sinh nở, gây nguy cơ sinh non. Khi em bé chào đời sẽ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng mắt hoặc bệnh viêm phổi.

5. Bệnh Chlamydia có chữa khỏi được không?

Để có thể xác định được phương pháp chữa trị phù hợp cho từng cá nhân thì cần đến lời khuyên tư vấn của các chuyên gia bác sĩ.

5.1 Phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh chlamydia

Bác sĩ chẩn đoán bệnh chlamydia thông qua các xét nghiệm. Bạn cần kiểm tra bệnh hàng năm nếu bạn dưới 25 tuổi và đang quan hệ tình dục. Nếu trên 25 tuổi, bạn nên kiểm tra mỗi năm khi bạn quan hệ với nhiều người.  Mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ, hoặc có tiền sử bệnh chlamydia trong quá khứ.

thuốc điều trị chlamydia trachomatis
Bác sĩ chẩn đoán bệnh chlamydia thông qua các xét nghiệm

5.2 Phương pháp điều trị bệnh chlamydia

Người mắc bệnh chlamydia cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Để có thể được điều trị hiệu quả, người bệnh sẽ được kê toa thuốc cho cả người bệnh và bạn tình từ 5-10 ngày. Trong một số trường hợp, người mắc bệnh phải mất 2 tuần để điều trị hoàn toàn bệnh. Trong giai đoạn điều trị, người bệnh không nên quan hệ tình dục để tránh bệnh lây lan.

Bạn cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Điều quan trọng là bạn phải uống hết kháng sinh đúng như yêu cầu của bác sĩ để ngăn ngừa kháng thuốc và nhiễm trùng tái phát. Một khi điều trị, bạn sẽ không có khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm chlamydia, do đó tái nhiễm vẫn có thể xảy ra.

6. Cách phòng bệnh Chlamydia bạn cần biết

phác đồ điều trị chlamydia mãn tính
Cách phòng bệnh chlamydia hiệu quả

Bệnh chlamydia là bệnh có thể chữa khỏi, tuy nhiên bạn cần phòng ngừa căn bệnh này và không nên chủ quan về nó. Cách phòng ngừa tốt nhất là:

  • Không quan hệ tình dục khi chưa sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn. Nên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
  • Tuân thủ quy tắc một vợ một chồng.
  • Sử dụng bao cao su đúng cách trong khi quan hệ tình dục.
  • Không quan hệ tình dục trong thời kì bị nhiễm Chlamydia, thậm chí cả khi đang điều trị bệnh.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài từ cả 2 phía.
  • Xét nghiệm định kỳ cho bản thân, cả bạn tình. Để phát hiện các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục Chlamydia.
  • Phải điều trị cho cả bạn tình để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
  • Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên phải đi gặp bác sĩ ngay và tuyệt đối nghiêm túc trong vấn đề điều trị bệnh.

Trên đây Shila đã tổng hợp tất tần tật kiến thức Chlamydia là bệnh gì cho bạn đọc. Hi vọng, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh Chlamydia và cách phòng tránh của bệnh. Chúc cho bạn có một sức khỏe tốt!

Xem ngay

Các từ khóa liên quan người dùng tìm kiếm: chlamydia mãn tính vi khuẩn;nguyên nhân nhiễm chlamydia;bệnh chlamydia có chữa khỏi được không; chlamydia trachomatis là bệnh gì; nấm chlamydia là gì; chlamydia dương tính; chlamydia test nhanh; nhiễm nấm chlamydia;bệnh chlamydia ở nữ giới; phác đồ điều trị chlamydia mãn tính;chữa chlamydia bằng đông y; thuốc điều trị chlamydia trachomatis; vi khuẩn chlamydia trachomatis; xét nghiệm chlamydia ở bệnh viện da liễu; xét nghiệm chlamydia hết bao nhiêu tiền.

 

Tác giả:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.