Quá trình mang thai khiến cơ thể mẹ bầu có rất nhiều biến đổi. Đạu bụng dưới khi mang thai cũng là hiện tượng không còn xa lạ đối với các mẹ bầu trong suốt thai kì. Vậy đau bụng dưới trong giai đoạn thai kỳ nguyên nhân do đâu và có gây nguy hiểm gì không? Hãy cùng Shila tìm hiểu qua bài viết chuyên mục làm mẹ dưới đây nhé!
Tham khảo ngay
- Trễ kinh bao lâu thì biết có thai? nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc
- Dấu hiệu ốm nghén bé trai chuẩn xác mà các mẹ nên biết
1. Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai
Đau bụng dưới khi mang thai không đau giống như đau bụng bình thường. Nó đâu âm ỉ kéo dài theo từng đợt. Mẹ cần nhận biết nguyên nhân gây đau bụng để chữa trị kịp thời và giúp thai kỳ an toàn hơn.
1.1. Phôi thai làm tổ trong tử cung
Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai ở giai đoạn đầu là bình thường. Sau khi thụ thai, thai nhi di chuyển vào làm tổ ở tử cung. Tử cung bị tác động nên xuất hiện cảm giác đau râm râm. Thông thường, tình trạng này kéo dài từ 2-3 ngày và có xu hướng giảm đi.
1.2. Tử cung đang lớn dần
Sự phát triển của tử cung sẽ tác động vào thành bụng khiến bụng của mẹ to dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tử cung tiếp tục phát triển sẽ tác động đến đáy dạ dày. Hiện tượng này khiến mẹ cảm thấy bụng căng tức, chướng bụng và buồn nôn.
1.3. Nhau bong non gây ra tình rạng đau bụng dưới khi mang thai
Tử cung của mẹ bầu sẽ phát triển để có thể chứa, nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể bé. Cùng với tử cung, bánh nhau cũng phát triển để cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho bé từ cơ thể mẹ. Nhưng khi xuất hiện hiện tượng bong nhau thai từ bộ phận sinh sản là tử cung. Thì tử cung trở nên căng cứng gây nên những cơn đau bụng dưới khó chịu cho mẹ bầu. Nếu cơn đau xuất hiện liên tục, không thấy thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.
1.4. Chế độ ăn không cân bằng khiến bạn bị táo bón và đầy hơi
Quan niệm “một miệng hai người” đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ của mẹ bầu. Khiến cho mẹ bầu có chế độ ăn uống quá mức, không điều độ có thể gây nên tác dụng ngược, gây nên những căn bệnh nguy hiểm khác.
Ăn uống không lành mạnh mẹ bầu có thể bị táo bón và dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Cùng lúc đó, sự thay đổi nồng độ progesterone khiến cho hoạt động nhu động ruột bị giảm. Từ đó việc tiêu hóa không còn như bình thường và đã làm cho phần bụng dưới bị đau. Việc đau bụng dưới khi mang thai do táo báo chỉ là một phần nhỏ. Phần lớn triệu chứng này là do tử cung hay đè ép lên thành ruột.
1.5. Thai nhi đạp có thể khiến mẹ bị đau bụng dưới
Thai nhi trong bụng mẹ thường không nằm yên mà hay vận động và có những chuyển động cơ thể. Mẹ bầu dễ cảm nhận được là những cú đạp vào bụng mẹ của bé. Mặc dù bé đạp sẽ gây cho mẹ không ít khó chịu, đau vùng bụng dưới. Nhưng điều này cho thấy thai nhi của bạn đang khỏe mạnh và phát triển bình thường.
1.6. Cơ thể tích tụ mỡ khi mang thai
Mẹ bầu sẽ thay đổi cả ngoại hình lẫn bên trong cơ thể ở suốt giai đoạn thai kỳ. Lúc này, việc tăng cân khi mang thai khó có mẹ bầu nào tránh khỏi. Chính vì điều đó mà khiến mỡ bị tích tụ, chủ yếu tâp trung tại vùng bụng và đùi. Thai càng lớn thì tử cung càng phát triển và tế bào mỡ phải điều chỉnh thích nghi với sự thay đổi tử cung. Sự thay đổi này đã làm cho mẹ bầu đau vùng bụng dưới.
1.7. Bụng căng giãn quá mức trong thai kỳ
Khi gần đến ngày sinh, cơ thể bạn sẽ càng nặng nề hơn và cảm thấy nhức mỏi toàn thân. Đau lưng là một trong những triệu chứng thường gặp khi mang thai để nâng đỡ bào thai. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến bạn đau tức bụng dưới. Cách tốt nhất để giảm đau là mẹ bầu phải thường xuyên nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều.
1.8. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở mẹ bầu có tỉ lệ thấp khoảng 10% nhưng không phải không xảy ra. Khi mắc bệnh, mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng rát và khó chịu khi đi tiểu. Số lần đi tiểu nhiều bất thường và nước tiểu có mùi hôi khó chịu và đôi khi kèm theo lẫn máu. Từ đó, khiến vùng chậu và vùng bụng dưới xuất hiện những cơn đau.
Hoặc nguy hiểm hơn là mẹ bầu có thể sinh non và gặp nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, khi có những dấu hiệu như trên kèm theo bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất.
1.9. Viêm ruột thừa làm đau bụng dưới khi mang thai
Khác với cơ địa người thường, mẹ bầu thường khó phát hiện ra được tình trạng viên ruột thừa. Khi mang thai, phần ruột thừa bị xê dịch vị trí lên gần nút bụng hay gan khi tử cung phát triển.
Việc chuẩn đoán viên ruột thừa ở mẹ bầu thường khó. Tuy vậy, bạn có thể dựa vào các biểu hiện như ói mửa, buồn nôn, chán ăn, đau bụng vùng dưới,… để phát hiện ra bệnh sớm nhất.
1.10. Tiền sản giật
Tiền sản giật là nỗi sợ hãi của các bà bầu bởi nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Khi mẹ bị tiền sản giật, các mạch máu thay đổi gây nên các vấn đề cho não, thận, gan và cả nhau thai.
Dấu hiệu để nhận biết là
- Các cơn đau vùng bụng, vai trên rất dữ dội.
- Đau đầu thời gian dài.
- Thị lực kém dần.
- Cảm giác buồn nôn, ói mửa.
- Hô hấp khó khăn.
- Tay chân bị sưng.
- Cân nặng bất thường,…
1.11. Sỏi mật gây đau bụng dưới khi mang thai
Sỏi mật là biểu hiện của viêm túi mật và thường có tại góc phần tư ở bên phải của vùng bụng. Tình trạng này thường dễ rơi vào những phụ nữ bị béo phì, thừa cân,… Khi mẹ bị sỏi mật sẽ thường có cảm giác đau bụng dưới, đau xung quanh lưng, phần dưới vai phải.
2. Khi nào bạn nên gặp bác sĩ khi có hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai?
Đau bụng dưới khi mang thai? Cảm giác đau bụng dưới khi mang thai thường xảy ra đối với mọi mẹ bầu. Nếu cơn đau quá rõ rệt kèm theo những triệu chứng sau thì mẹ bầu hãy tìm đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.
- Đau đột ngột vùng bụng bên phải khi mang thai.
- Đau vùng bụng trên bên phải sau khi ăn.
- Đau đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, kèm theo buồn nôn.
- Đau dữ dội hoặc dai dẳng.
- Đau kèm theo ra máu âm đạo.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Xả âm đạo.
- Mê sảng.
- Khó chịu khi đi tiểu.
- Buồn nôn và ói mửa.
Thai phụ và gia đình nên hết sức lưu tâm với những dấu hiệu bất thường trong giai đoạn mang thai. Đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để muộn, tình mạng thai phụ và thai nhi sẽ bị đe dọa
3. Một số cách có thể giúp giảm đau bụng dưới khi mang thai
Khi thấy những cơn đau này, mẹ không cần quá lo lắng và có thể yên tâm về một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Có một số cách giúp mẹ bầu giảm đau bụng dưới khi mang thai đơn giản.
- Di chuyển xung quanh hoặc tập một số bài tập nhẹ nhàng để giảm đau khi cơn đau xuất hiện.
- Uốn cong người về phía cơn đau.
- Uống nhiều nước
- Không đứng quá lâu, thử nằm xuống nhẹ nhàng giảm đau do các cơn co thắt gây ra.
- Thư giãn bằng nước ấm trong bồn tắm
- Nhờ người thân chà hoặc massage lưng một cách nhẹ nhàng.
- Duy trì chế độ ăn dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây để cung cấp thêm vitamin và chất xơ.
- Hạn chế thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, chất béo.
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ để ăn nhiều trong ngày.
- Luôn giữ gìn và vệ sinh vùng kín đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa
- Khi bị đau bụng, vùng âm đạo có thể ra chút máu nên mẹ có thể dùng đến băng vệ sinh để tránh nhiễm trùng
Đau bụng dưới khi mang thai không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng vẫn có thể là dấu hiệu của một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, Shila khuyên các mẹ bầu phải luôn chú ý đến sự thay đổi của cơ thể và chăm sóc bản thân thật tốt.
Xem thêm
- Huyết trắng ra nhiều có phải mang thai không? dấu hiệu huyết trắng khi mang thai
- Máu báo thai có màu nâu không? nhận biết nó như thế nào?
- Cách xông hơi cửa mình sau sinh an toàn và hiệu quả bạn biết chưa
Các từ khóa liên quan được người dùng tìm kiếm: đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối, đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 3, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8, đau bụng dưới khi mang thai là dấu hiệu gì
Tác giả: Thu Thảo