Việc gì làm lần đầu cũng có những bỡ ngỡ và khó khăn, làm mẹ cũng vậy. Lần đầu làm mẹ chị em sẽ không tránh khỏi những lo lắng trong giai đoạn mang thai, sau sinh hay kinh nghiệm nuôi dạy và chăm sóc con cái. Sợ rằng không thể chăm sóc tốt cho con của mình. Vậy thì hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây mà Shila tổng hợp được.
Xem thêm:
- Top 6 nước rửa vệ sinh cho bà bầu được review tốt nhất
- Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì điều mà các bà mẹ nên biết
1. Kinh nghiệm làm mẹ trong lần đầu mang thai
Quả thật là không sai khi nhiều người cho rằng không có cái lần đầu nào mà mọi thứ đều trọn vẹn. Việc mang thai lần đầu tiên cũng vậy. Nó sẽ không tránh khỏi nhiều điều sai sót và bở ngỡ. Vì thế cách duy nhất để tránh khỏi những sai sót đó là tham khảo những kinh nghiệm làm mẹ trong lần đầu mang thai.
1.1 Dấu hiệu nhận biết mẹ có thai
Nếu vợ chồng bạn quan hệ tình dục trong giai đoạn rụng trứng thì khoảng 1 – 2 ngày sau, tinh trùng sẽ thụ tinh vào trứng. Khi đó trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành phôi nang. Phôi nang dần di chuyển từ ống dẫn trứng về tử cung và làm tổ tại đó. Lúc này, cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên.
Thông thường các mẹ bầu mới lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm để phát hiện các dấu hiệu có thai. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến báo hiệu có thai sớm được rất nhiều mẹ bầu công nhận như:
- Ra máu nhẹ ở vùng kín và thay đổi dịch tiết âm đạo là dấu hiệu có thai sớm trong tuần đầu tiên.
- Kinh nguyệt bị trễ.
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó thở.
- Buồn nôn (có thể kèm theo nôn hoặc không nôn)
- Cảm giác căng tức ngực, châm chính ở ngực.
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Chướng bụng, đau bụng.
- Thay đổi thói quen và rối loạn ăn uống. Thường dễ nhạy cảm với mùi và thức ăn lạ, ốm nghén.
- Tâm trạng và tâm tính thay đổi thất thường.
- Thân nhiệt cơ thể tăng lên.
- Nhịp tim nhanh hơn.
- Chuột rút.
- Tăng cân.
- Dấu hiệu chính xác nhất để nhận biết đang mang thai là que thử thai hiện 2 vạch.
Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn 100% cả. Nên để chính xác nhất bạn cần đến các phòng khám uy tín để kiểm tra chính xác hơn nhé.
1.2 Chế độ ăn uống và dinh dưỡng khi làm mẹ lần đầu
Khi mang thai ở tuần đầu tiên, nhiều mẹ bầu lo lắng không biết nên ăn gì là tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là các nhóm chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung:
Tên dưỡng chất | Vai trò | Nguồn thực phẩm |
Protein | Phát triển tế bào | Có trong thịt, cá, ngũ cốc, trứng, các loại đậu… |
Axit Folic (Vitamin B9) | Giúp sản xuất máu và protein, phòng dị tật ống não cho thai nhi | Trong các loại rau xanh, quả màu vàng sậm, đậu, các loạt hạt… |
Canxi | Có vai trò cấu tạo xương và răng, tăng cường sức mạnh cơ bắp, chức năng thần kinh | Chủ yếu có trong sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi nguyên xương,… |
Sắt | Cấu tạo tế bào màu đỏ | Ở trong các loại thịt nạc đỏ, rau dền, ngũ cốc, hạt bí đỏ, bơ đậu phộng, hào… |
Vitamin A | Giúp sáng mắt, cho làn da khỏe, phát triển xương | Cà rốt, cà chua, khoai lang, các loại rau lá xanh thẫm… |
Vitamin C | Hỗ trợ cho việc tiêu hóa chất sắt | Thường có trong các loại quả thuộc họ cam chanh, khoai tây, súp lơ xanh… |
Vitamin B6 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, giúp chuyển hóa tốt chất đạm, chất béo và carbohydrates | Có trong ngũ cốc nguyên hạt, chuối,… |
Vitamin B12 | Cấu tạo tế bào máu đỏ, duy trì hoạt động của hệ thần kinh | Thịt, cá, sữa |
Vitamin D | Hỗ trợ hấp thụ canxi | Sữa, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, và ánh nắng mặt trời |
Carbohydrates | Sản xuất năng lượng | Bánh mì, ngũ cốc, gạo, khoai tây, mì,… |
Chất béo | Dự trữ năng lượng cho cơ thể | Thịt, các loại hạt, bơ đậu phộng, dầu thực vật,… |
Ngoài ra mẹ cần tránh ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích. Trong 3 tháng đầu, các mẹ có thể sẽ đối mặt với những cơn ốm nghén. Để khắc phục mẹ bầu nên để bụng rỗng, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn nhiều bữa mỗi ngày.
1.3 Lựa chọn một phòng khám uy tín để thăm khám sức khỏe thai kỳ và sinh con
Con chào đời bằng sự trọn vẹn hay không là do chính người mẹ. Trong giai đoạn mang thai hoặc trước lúc mang thai mẹ bầu nên tìm cho mình một phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám theo định kỳ. Mẹ bầu nên tìm hiểu thông tin qua người thân, bạn bè. Hoặc thông qua các trang tư vấn làm mẹ và kinh nghiệm mang thai lần đầu.
Sẵn tiện Shila chia sẻ thêm cho các mẹ bầu danh sách các bệnh viện được đánh giá tốt:
Bệnh viện tốt ở Hà Nội:
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
- Bệnh viện phụ sản Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
- Bệnh viện phụ sản Trung Ương
- Bệnh viện Việt Pháp
Bệnh viện phụ sản ở TP. Hồ Chí Minh:
- Bệnh Viện Từ Dũ
- Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn
- Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc
Bệnh viện phụ sản tốt ở Đà Nẵng:
- Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
- Bệnh viện Đa khoa Gia Đình
- Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
1.4 Chú ý lịch khám và siêu âm thai định kỳ
Có nhiều mẹ bầu nghi ngờ mình có thai nhưng do chủ quan nên thường để đến 2-3 tháng mới đi khám. Điều này hoàn toàn không nên. Theo lời khuyên của các bác sĩ phụ sản, mẹ bầu nên khám thai ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên để tránh trường hợp mang thai ngoài tử cung hoặc các trường hợp xấu khác.
Ngoài ra, trong suốt quá trình mang thai có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.
- Tuần 12 – 14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn, bác sĩ có thể dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể gây bệnh Down, dị dạng tim, chi…
- Tuần 21 – 24 của thai kỳ: Trong lần khám này, hầu hết các cơ quan của thai nhi đều được bác sĩ kiểm tra để đảm bảo phát triển bình thường. Ngoài ra, có thể phát hiện các bất thường của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng.
- Tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được phát hiện ở thời điểm siêu âm này. Ngoài ra, còn có thể kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng hay không. Tình trạng nước ối cũng được bác sĩ kiểm tra.
Vì vậy, các chị em hãy lên lịch khám sức khỏe định kỳ khi mang thai để phát hiện sớm bệnh nếu mắc.
1.5 Tiêm vắc xin phòng ngừa trong thai kỳ rất quan trọng – Những điều cần biết khi sắp làm mẹ
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên cập nhật lịch tiêm phòng khi mang thai. Đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm hoặc các bệnh lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi. Dưới đây là một số vắc xin cần tiêm trong giai đoạn thai kỳ:
- Vắc xin phòng cúm: Nên tiêm trước khi vào mùa cúm.
- Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: Nên tiêm từ tuần 27–36.
- Vắc xin viêm màng não.
- Vắc xin viêm gan B: Không gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Vắc xin viêm gan A: Nên tiêm nếu có nhiều khả năng mắc bệnh này.
1.6 Chăm sóc vùng kín cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai vì những thay đổi do chu kỳ thai nhi mà cũng có những thay đổi trong vùng kín. Lúc này, chất nhầy được tiết ra nhiều hơn. Nếu không chăm sóc hợp lý sẽ dễ gây ra ẩm. Tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển, gây ra viêm nhiễm vùng kín.
Theo thống kê, thì có khoảng 10-20% phụ nữ mang thai mắc phải viêm âm đạo và con số đó vẫn đang tăng lên theo hằng năm. Cho nên việc sử dụng dung dịch vệ sinh là rất cần thiết với các mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý độ pH trong âm đạo bình thường từ 3,8 – 4,5. Nên khi lựa chọn dùng dung dịch vệ sinh cần có nồng độ pH trong khoảng này để giúp cho việc cân bằng độ pH trong âm đạo. Hơn nữa, mẹ bầu cũng cần chọn đồ lót được làm từ chất liệu cotton co giãn và có độ thấm hút cao.
1.7 Cần lên kế hoạch chi tiêu cho em bé – Lần đầu làm mẹ cần chuẩn bị những gì?
Việc này nhiều mẹ vô cùng lúng túng. Ngay khi biết mình mang thai, mẹ hãy bắt đầu nghĩ về những khoản chi tiêu sẽ phải dành cho bé trước và sau khi ra đời.
Trước tiên, cần có 2 loại chi phí là chi phi sinh đẻ và chi phí nằm viện. Việc chuẩn bị bảo hiểm sức khỏe rất cần thiết. Nó giúp mẹ tiết kiệm được nhiều khoảng chi phí đáng kể khi chăm sóc thai kì. Vì thế nếu chưa có một kế hoạch cụ thể về bảo hiểm thì hãy tìm một công ty uy tín để được tư vấn.
Bên cạnh đó thì bạn cần chuẩn bị một khoản kinh phí kha khá cho việc mua sữa cho mẹ và bé, hoặc các khoản khác cho bé sau khi bé ra đời. Tốt hơn hết mẹ nên lập một kế hoạch tài chính và kê ra những thứ em bé cần theo từng chu kì. Để bắt đầu tiết kiệm dần từ giai đoạn đầu mang thai để không phải bấp bênh về tài chính. Và nên nhớ đừng chi tiêu quá trớn cho bé sơ sinh.
1.8 Lưu ý khi quan hệ lúc mang thai
Nhu cầu sinh lý khi mẹ mang thai là vấn đề nhức nhói gây tranh cãi. Nhiều gia đình vì chuyện này mà hạnh phúc vỡ tan khi chồng ăn vụng bên ngoài. Thông thường, ở thời kì đầu của thai nhi mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng bất ổn vì ốm nghén nên chuyện đó không ham muốn.
Vì vậy, các ông chồng hãy yêu thương vợ nhiều hơn, thông cảm và cùng nhau vượt qua trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy bình thường khi mang thai thì mẹ hãy yên tâm vì sẽ không thể nào ảnh hưởng tới thai nhi. Bởi thai nhi đã được bảo vệ bởi một lượng nước ối và thành tử cung nên có thể tránh những tác động từ bên ngoài.
1.9 Một số lưu ý khác cho mẹ mang thai lần đầu
Với những mẹ mang thai lần đầu, cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau để tránh xảy ra những ảnh hưởng xấu. Các chị em cần tránh cảm cúm hoặc ốm đau nặng. Tuyệt đối tránh đi giày cao gót, xoa bóp bụng. Tuyệt đối không ận động mạnh, làm việc quá sức trong giai đoạn thai kỳ. Những việc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến sảy thai, động thai và sinh non.
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thư giản cơ thể, nên đi bộ ngắn từ 15-20 phút mỗi ngày, uống nhiều nước. Và cần kiểm tra cân nặng để không vượt quá số cân quy định. Rạn da sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ. Để chăm sóc tốt nhất cho làn da của mình, ngay từ tháng thứ 4 các chị em có thể dùng dầu dừa. Để đảm bảo làn da không bị rạn nứt, thâm đen khi mang thai nhé.
Điều quan trọng xuyên suốt giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần học hỏi và trau dồi thêm các kiến thức về chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh.
2. Kinh nghiệm làm mẹ sau khi sinh các mẹ nên biết
Đừng lo lắng khi bạn bị ngợp khi lên chức mẹ, ai cũng vậy thôi! Sẽ có rất nhiều việc phải suy nghĩ khi bạn bắt đầu gầy dựng một gia đình mới. Hãy bắt đầu bằng những điều cơ bản dưới đây. Chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò mới mẻ lần đầu làm mẹ.
2.1 Chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau sinh
Sau sinh, mẹ nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe. Khi ngủ nên nằm ngửa duỗi thẳng chân để sản dịch được tống ra ngoài dễ dàng hơn. Sau 6 giờ mẹ nên ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng để tránh ứ sản dịch. Nếu vẫn còn mệt mẹ nên nhờ người thân đỡ khi di chuyển.
Ngoài ra sau sinh các mẹ nên tực hiện bài tập Kegel. Giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành. Để bắt đầu, hãy thắt chặt cơ như lúc đang cố nín tiểu, 10 giây sau đó, thả lỏng. Cố gắng lặp lại 20 lần và các mẹ có thể luyện tập bất kỳ chỗ nào.
2.2 Chế độ ăn uống sau khi sinh
Sau sinh mẹ thường bị mất nhiều máu do đó một chế độ ăn hợp lý và có dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với mẹ bé.
Nếu sinh thường, hãy ăn những loại thức ăn kích thích ra sữa để đủ nguồn sữa cho con bú. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú, triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi. Tránh vắt, bóp sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa. Nếu sinh mổ mẹ chỉ nên ăn và uống những thức ăn dạng lỏng trong 6 giờ đầu.
Không nên kiêng quá nhiều thức ăn như quan niệm xưa. Hãy ăn uống đủ nhóm chất để con có thể hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ nhất. Nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hóa. Không nên ăn mặn, tránh các gia vị có mùi nồng cay có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ. Uống nhiều nước như nước lọc, chè vằng, bột ngũ cốc,…
2.3 Vấn đề vệ sinh cá nhân sau sinh
Việc vệ sinh cơ thể sau sinh cũng cần phải đặc biệt chú tâm. Bởi sau sinh sản dịch ra nhiều. Hãy giữ cho vùng sinh môn sạch sẽ, khô ráo. Nên thay bỉm thường xuyên, ít nhất 4 tiếng một lần. Cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Vệ sinh bằng nước ấm hoặc bằng các loại nước lá như chè xanh, trầu không,…
Việc chăm sóc vùng kín thì không thể nào bỏ qua dung dịch vệ sinh phụ nữ. Bạn nên chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên như dung dịch vệ sinh phụ nữ Shila giúp cân bằng độ pH, diệt khuẩn, bảo vệ vùng kín. Khi rửa nên dùng tay xoa nhẹ nhàng kèm theo massage để lưu thông máu tốt. Không được thụt tay sâu vào sẽ ảnh hưởng xấu đến vùng kín của bạn. Ngoài ra việc vệ sinh và chăm sóc vết mổ sau sinh cũng cần đặc biệt chú ý.
2.4 Vấn đề làm đẹp sau khi sinh
Sau khi sinh thì không phải ai cũng có thể lấy lại sức khỏe như ban đầu. Có một số người tình trạng còn tệ hại hơn, làn da thì trở nên xấu xí, vùng kín giãn rộng… Chính vì thế liệu pháp xông hơ sau sinh được nhiều mẹ áp dụng. Nó giúp chị em phụ nữ nhanh chóng lấy lại thanh xuân cho làn da của mình. Khiến chị em không còn tự ti sau khi sinh con nữa. Bên cạnh đó xông hơ còn giúp giảm được một lượng mỡ thừa, giải độc tố ra ngoài cơ thể, se khít vùng kín.
Các mẹ có thể xông hơ sau sinh bằng các loại thảo dược. Các loại lá tươi hoặc khô truyền thống như: lá trầu không, bưởi, chanh, sả, gừng, tía tô, bạc hà, ngải cứu, ổi, hương nhu, kinh giới, quế… Những loại lá này đều rất quen thuộc và dễ tìm mua. Mỗi lần xông chỉ cần số ít các loại lá kể trên là được.
2.5 Vấn đề về tinh thần – Chuẩn bị tinh thần làm mẹ
Tinh thần cũng là một yếu tố mẹ bầu không nên chủ quan khi làm mẹ. Đặc biệt với những ai làm mẹ lần đầu, chưa hiểu hết các công việc và áp lực bận rộn của người mẹ. Ví dụ như chăm sóc bé chưa quen, phải thức dậy liên tục vào ban đêm… Kèm theo đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể. Khiến mẹ trở nên mệt mỏi, tính tình trở lên khó chịu. Những lúc thế này, ác mẹ không nên suy nghĩ nhiều tránh tình trạng trầm cảm sau sinh.
2.6 Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho con bạn
Hãy lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe thật tốt cho con bạn. Ghi nhớ những mốc thời gian cần phải tiêm chủng ngừa cho bé. Hãy tham khảo biểu đồ chủng ngừa và sắp xếp thời gian để đưa bé đi chích những mũi chủng ngừa cần thiết. Ngoài ra bạn cũng nên suy nghĩ về một gói bảo hiểm sức khỏe riêng cho con bạn.
3. Kinh nghiệm làm mẹ trong việc nuôi và dạy con giai đoạn con đang lớn
3.1 Làm mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn
Con cái rất cần sự quan tâm và chia sẻ từ ba mẹ, đặc biệt là mẹ. Các mẹ nên thường xuyên quan sát và chú ý đến các biểu hiện cũng như sự thay đổi tính cách và ngoại hình của con. Để có những cách ứng xử tốt nhất với con và có thêm cơ hội để hiểu con nhiều hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thường xuyên dành thời gian lắng nghe con tâm sự mỗi ngày có thể là các thay đổi ngoại hình của con hay các mối quan hệ bên ngoài như: bạn bè, người yêu,… Bạn hãy nói chuyện với con với tư cách là một người bạn. Từ đó mẹ sẽ cho con những lời khuyên chân thành nhất. Điều đặc biệt quan trọng là cần cho con biết rằng bố mẹ sẽ luôn ở bên con và không bao giờ bỏ mặc con dù cả thế giới có quay lưng lại với con.
Bạn cũng nên nhớ làm mẹ là quá trình hai chiều. Nó không không chỉ đơn thuần là bạn dạy dỗ mà còn là những điều bạn có thể học hỏi từ con nữa. Có những bà mẹ cho rằng điều quý giá nhất của vai trò làm mẹ chính là họ liên tục khám phá ra bản thân mình nhờ những đứa con của họ.
3.2 Cho con được nói lên quan điểm cá nhân và thể hiện cá tính của mình
Con người ai sinh ra cũng có quyền được nói lên ý kiến của mình. Hãy tìm kiếm sự cân bằng giữa việc kèm cặp và để con tự khám phá con đường riêng của mình. Nếu như mẹ cứ coi con mãi là một đứa trẻ, không cho con quyền đóng góp ý kiến thì chúng chỉ càng chống đối lại bạn. Ngoài ra mẹ cũng hãy tôn trọng và cho con được thể hiện những cá tính của bản thân. Hãy tạo điều kiện cho con thể hiện những sở trường, những đam mê của bản thân chứ đừng cấm đoán con.
Nếu con có những suy nghĩ hay hành vi lệch lạc. Thì bạn cũng chỉ nên khuyên nhủ con nhẹ nhàng, phân tích mặt tốt và mặt xấu nếu như con chọn làm cái này, làm cái kia.
3.3 Hãy tha thứ khi con phạm lỗi
Nếu con gái của bạn có lỡ gây ra những sai lầm hay phạm lỗi thì cũng không nên la mắng con hay dùng những hình phạt nghiêm khắc. Mà thay vào đó hãy hành động bằng trái tim, cho con một cơ hội để sửa chữa sai lầm và làm lại. Bởi con gái đến tuổi dậy thì vô cùng nhạy cảm và dễ xúc động nên cha mẹ cần hành xử nhẹ nhàng.
3.4 Làm mẹ nên chuẩn bị về mặt tài chính cho con
Đương nhiên là khi có con thì bạn sẽ phải thay đổi cách sinh hoạt và cả cách sử dụng ngân quỹ gia đình. Hãy nghĩ đến từng thời kỳ của cuộc đời đứa trẻ – từ khi mới sinh ra cho đến lúc lớn lên. Hãy bắt đầu mở một tài khoản tiết kiệm cho con bạn. Nếu bạn mở cho bé một tài khoản ngân hàng ngay từ khi còn nhỏ, bạn có thể sử dụng tài khoản này để chỉ cho bé thấy tiền bạc sinh lãi như thế nào, và bạn cũng dạy cho bé giá trị của việc tích lũy tiền qua thời gian.
4. Những sai lầm thường gặp trong lần đầu làm mẹ
Lần đầu làm mẹ, bất cứ ai cũng có thể mắc những sai lầm không thể tránh khỏi. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp của các bà mẹ:
- Lo lắng thái quá: Khi nhìn thấy con khóc hay con gặp một vấn đề gì đó. Không chỉ riêng các bà mẹ mà các ông bố cũng lo lắng thái quá, làm lớn vấn đề.
- “Đối đầu” với con: Bạn nên nhớ ngay cả một đứa bé mới sinh ra cũng có thể cảm nhận được sự vui vẻ hay căng thẳng. Trong trường hợp “đấu đá” này, bạn nên tự vấn bản thân xem vấn đề có đáng sợ, hay có quá thường xuyên không.
- So sánh con của bạn với con của người khác: Nhiều mẹ thường mắc sai lầm ép con mình như con của người khác. Điều này là hoàn toàn không nên. Bởi mỗi đứa trẻ có một kiểu phát triển riêng.
- Phụ thuộc quá nhiều vào các chuyên gia: Nếu như những lời khuyên đó là đúng thì không có gì để nói. Nhưng nếu sai thì nó gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Thay vì nghe mọi điều và tin vào mọi thứ, hãy xây dựng những nguyên tắc nuôi dạy con của riêng mình. Bạn nên tham khảo chứ đừng nên quá tin, quá mê tín.
- Quên mất việc dành thời gian cho bản thân: Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng. Nhưng cũng không nên quá lo việc chăm sóc cho con mà quên đi bản thân.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm lần đầu làm mẹ cho các chị em phụ nữ tham khảo. Làm mẹ là một hành trình khá dài đòi hỏi ở mẹ sự kiên nhẫn và nắm bắt những kiến thức thông thái. Nên Shila hy vọng với những kinh nghiệm này đã phần nào chia sẻ một phần với chị em phụ nữ.
Đọc thêm:
Tác giả: Thu Thảo