Ngứa cửa mình là bệnh gì? Bệnh ngứa cửa mình có nguy hiểm không? Phải chăng bị bệnh là do không có cách chăm sóc vùng kín đúng cách? Hãy cùng Shila tìm hiểu rõ về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Xem ngay:
1. Ngứa cửa mình là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra?
1.1 Dị ứng gây ngứa rát bên ngoài vùng kín
Những nguyên nhân gây ra bệnh ngứa vùng kín là do thói quen sử dụng sữa tắm, xà bông để làm sạch vùng kín. Những sản phẩm này có độ pH mang tính kiềm cao làm thay đổi độ pH sinh lý của âm đạo.
Ngoài ra nguyên nhân mắc bệnh có thể là nước xả vải, bột giặt, trên thị trường có rất nhiều loại. Vì chúng chứa những hương liệu hóa học, chất làm mềm vải, Camphor, Chloroform, Benzyl alcohol, Benzyl acetate,…Là những chất nằm trong danh sách những thành phần được cảnh báo, gây nguy hại cho sức khỏe của con người.
Hoặc sử dụng các loại giấy lau có hương liệu tạo mùi hay nước hoa khử mùi vùng kín, hoặc cách vệ sinh vùng kín không đúng cách làm âm đạo dễ bị kích ứng dẫn đến mẩn ngứa và viêm nhiễm.
1.2 Các bệnh ngoài da khiến bạn gái hay bị ngứa cửa mình
1.2.1 Viêm nang lông – Ngứa cửa mình là bệnh gì?
ngứa cửa mình là bệnh gì
Hình ảnh vùng kín bị viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng lông bị mọc ngược, lỗ chân lông bị sưng. Vùng kín xuất hiện những vết sần mụn và lỗ chân lông xuất hiện mủ. Cũng như các vùng da khác, vùng kín vẫn có khả năng bị viêm nang lông khi xuất hiện các tình trạng lông mọc ngược, lỗ chân lông có vấn đề tại khu vực mu âm đạo. Khi xảy ra viêm nang lông tại vùng kín, các lỗ chân lông ở vùng kín bị sưng to và gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
1.2.2 Ngứa âm đạo do chàm sinh dục
ngứa cửa mình là bệnh gì
Bệnh làm sinh dục là một căn bệnh ngoài da thuộc trong chứng bệnh chàm thường gặp, tuy nhiên vì vị trí đặc thù mà khó điều trị. Chàm sinh dục là tình trạng viêm nhiễm tại vùng kín, bệnh gây các tình trạng khô rát, nổi mụn nước, mẩn đỏ gây ngứa ngáy và khó chịu. Khi những nốt mụn tại vùng chàm bị vỡ sẽ gây ra hiện tượng chảy dịch, đóng vảy. Nếu người bệnh để bệnh lâu mà không điều trị sẽ dẫn đến vùng da ngày càng sẫm màu, da bị hư tổn và khó điều trị hơn.
1.2.3 Bệnh ghẻ sinh dục – Nguyên nhân gây ngứa rát bên ngoài vùng kín
Bệnh ghẻ sinh dục là một bên ngoài da bên ngoài vùng kín. Khi mắc bệnh, các nốt mụn nước nhỏ và ngứa nổi lên quanh khu vực vùng kín. Thường mụn sẽ gây rất ngứa, nhất là vào ban đêm. Khi tới giai đoạn chảy dịch, mụn bị vỡ ra và lây ra các vùng da xung quanh.
Hình ảnh của bệnh ghẻ sinh dục
1.3 Rận mu – Bệnh ngứa cửa mình là bệnh gì?
Rận mu là một loài ký sinh trùng sống ở khu vực lông mu vùng kín và chúng xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Chúng sống và phát triển ngay trên vùng kín của cơ thể người bệnh, sống bằng cách tấn công và hút máu. Rận mu hút máu, gây ra ngứa các khu vực ảnh hưởng của vùng kín. Chúng có thể lây truyền cho người khác qua quan hệ hoặc tiếp xúc tình dục.
ngứa cửa mình là bệnh gì
Rận mu gây ngứa vùng kín
1.4 Bệnh đường tình dục
1.4.1 Nhiễm vi khuẩn, vi nấm – Nguyên nhân đau rát bên ngoài vùng kín
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân lớn gây nên nhiễm vi khuẩn và nấm vùng kín. Đây là một căn bệnh thường gặp. Khi mắc bệnh, người bệnh bị ngứa, rát vùng kín, nhất là vào ban đêm. Bệnh có thể gây ra các vết thương hoặc nhiễm trùng xung quanh vùng kín.
1.4.2 Nhiễm trùng roi gây ngứa rát âm đạo
Nhiễm trùng roi âm đạo là một căn bệnh do kí sinh trùng gây ra và thường gặp ở phụ nữ. Bệnh thường xảy ra với những quan hệ với nhiều bạn tình, mại dâm hoặc do tiêm chích ma túy. Người bệnh thường bị ngứa ở âm đạo, đồng thời xuất hiện mủ vàng hoặc xanh, kèm theo cơn đau khiến cho âm đạo bị đỏ và lở loét.
ngứa cửa mình là bệnh gì
Nhiễm trùng roi gây ngứa vùng kín
1.4.3 Sùi mào gà – Đau rát bên ngoài vùng kín
Một trong những gây ra ngứa rát âm đạo là do phụ nữ bị mắc bệnh sùi mào gà. Bệnh do virut HPV gây ra, triệu chứng điển hình của bệnh là ngứa vùng kín kèm theo các nốt mụn nhỏ ở bên trong và ngoài âm đạo. Đây là căn bệnh mà chị em hay né tránh và không dám đối mặt. Khi bị nhiễm bệnh lâu thì sẽ rất nguy hiểm. Vậy nên cần đi khám để ngăn ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng vắc- xin HPV và quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ bản thân..
ngứa cửa mình gây đau rát
1.4.4 Mụn rộp sinh dục – Ngứa cửa mình là bệnh gì?
Mụn rộp sinh dục là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Triệu chứng của bệnh là ngứa ngáy bên trong môi lớn và môi nhỏ của âm hộ. Khi nhiễm trùng, có thể gây ra các vết loét và mụn nước xung quanh vùng kín. Bệnh gây ngứa ngáy và khó chịu cho người mắc phải. Bệnh mụn rộp sinh dục là bệnh khó chữa khỏi, tuy nhiên có thể dùng một số loại thước để rút ngắn thời gian tái phát những tổn thương của bệnh.
2. Bị ngứa vùng kín có nguy hiểm không?
Khi ngứa vùng kín còn gây nên nhiều tổn thương ngoài da khác vì khi ngứa sẽ cào gãi nhiều. Tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây nên các bệnh phụ khoa nguy hiểm: viêm âm hộ, viêm vùng chậu, viêm phần phụ.
Bị ngứa vùng kín ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến mất tập trung khi làm việc. Tình trạng ngứa ngáy dai dẳng dễ dẫn đến mất ăn mất ngủ, thiếu tự tin và ảnh hưởng nhiều tới đời sống tình dục.
Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng roi sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, em bé nhẹ cân. Nếu sinh thường có thể lây truyền sang cho em bé. Và là nguyên nhân dẫn đến viêm tắc vòi trứng, buồng trứng và khó xảy ra quá trình thụ thai.
ngứa cửa mình là bệnh gì
3. Ngứa cửa mình là bệnh gì – Cách điều trị dứt điểm
Ngứa cửa mình là bệnh gì và làm sao để trị dứt điểm? Với những bệnh nhân bệnh tiến triển nặng thường điều trị kết hợp thuốc uống có thành phần kháng sinh và thuốc bôi để tiêu diệt các loại nấm khuẩn gây bệnh. Với những trường hợp bị ngứa vùng kín do lây qua đường tình dục thường được áp dụng các phương pháp đốt laser như ALA-PDT với bước sóng phù hợp để triệt tiêu mụn rộp.
Với những bệnh nhân bệnh tình mới phát hiện thì có thể thực hiện và điều trị tại nhà như:
- Thường xuyên dùng nước ấm để rửa vùng kín.
- Thay đồ lót và quần áo hằng ngày
- Đồ lót sử dụng phải có chất liệu thoáng.
- Không nên gãi khi da bị ngứa hay kích ứng, sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin để nâng cao sức đề kháng.
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, chất kích thích, thực phẩm lên men,…
- Thực hiện uống nhiều nước hàng ngày để giúp loại bỏ nấm men ra khỏi cơ thể.
- Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để hỗ trợ điều trị tại nhà như: trà xanh, dầu dừa, trầu không, nước muối sinh lý, lá kinh đới,…
Trên là những chia sẻ của Shila về bệnh ngứa cửa mình là bệnh gì. Hy vọng Shila đã giải đáp được thắc mắc của bạn và chia sẻ được cho bạn những thông tin bổ ích.
Xem ngay:
Tác giả: Thu Thảo