Chu kỳ kinh nguyệt có bất thường về thời gian diễn ra. Kinh nguyệt có thể chậm, sớm trong vài ngày, thậm chí còn bị chậm cả vài tháng. Tất cả đều phụ thuộc vào cơ địa, chế độ sinh hoạt. Chậm kinh cũng khiến nhiều chị em dự đoán nhầm lẫn là có thai. Vậy nguyên nhân chậm kinh mà không có thai là gì? Cùng Shila giải đáp qua bài viết này nhé!
Khám phá ngay
- Hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh cảnh báo dấu hiệu mang thai phải không?
- Uống nước dừa có làm kinh nguyệt ra sớm không? cách uống như thế nào
1. Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
Bạn gặp phải chậm kinh nguyệt mà không phải có thai thì nên tìm hiểu nguyên nhân. Bởi vì những nguyên nhân gây nên hiện tượng này nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cả khả năng là mẹ.
1.1 Sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân chậm kinh mà không có thai phổ biến
Chế độ sinh hoạt không điều độ khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng và những chức năng bình thường. Chế độ ăn uống đột ngột thay đổi khi bạn ăn kiêng hay ăn quá nhiều. Lượng estrogen mất cân bằng, bị thiếu hoặc dư thừa nên lớp niêm mặc tử cung không bong ra. Ngoài ra, thay đổi cân nặng đột ngột còn ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và các cơ quan điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
Hiện nay, sự phát triển của xã hội kéo theo những việc như tăng ca, làm đêm đã khiến chế độ nghỉ ngơi không hợp lý. Đây cũng là tác động đến việc chậm kinh.
1.2 Căng thẳng kéo dài
Áp lực cuộc sống hàng ngày, tâm trạng không tốt đã gây nên stress ở chị em. Trạng thái này kéo dài những hormoon gây stress sẽ tác động đến vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi liên quan đến quá trình tạo estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy nên cơ thể xuất hiện tình trạng chậm kinh.
1.3 Vận động thể chất quá sức – Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
Tập luyệ thể dục rất tốt cho sức khỏe là điều ai cũng biết nhưng cái gì quá cũng sẽ không tốt. Khi cơ thể vận động quá nhiều dẫn đến mất sức. Lượng calo thiếu hụt không đủ để sản xuất estrogen cho quá trình kinh nguyệt bình thường. Ngoài ra, việc hoạt động quá sức còn ảnh hưởng đến hormoon tuyến yên và tuyến giáp. Chính vì đó mà những người gặp phải tình trạng này đều là những vận động viên thể thao.
1.4 Tuyến giáp gặp vấn đề bất thường
Tuyết giáp là nơi có sức ảnh hưởng lớn trong kiểm soát hormoon, điều chỉnh sự trao đổi chất. Nó còn là nơi tương tác với những cơ quan khác để mọi thức diễn ra bình thường. Chính vì vậy, tuyến giác bị bất thường thì hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn. Chậm kinh là biểu hiện thường gặp nhất khi tuyến giáp mất cân bằng chức năng.
1.5 Hội chứng buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là tình trạng rối loạn nội tiết liên quan đến mất cân bằng hormone và kháng insullin. Đa nang buồn trứng xảy ra khi buồng trứng có nhiều nang nhỏ. Bệnh xảy ra thường xuất hiện ở phụ nữ có hormone sinh dục nam quá nhiều, còn lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể lại không đủ. Chính vì vậy, rụng trứng trở nên bất thường hơn. Hiện tượng chậm kinh cũng bắt đầu từ đây.
1.6 Do mãn kinh sớm – Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
Thời điểm mãn kinh của phụ nữ bình thường sẽ khoảng ngoài 50 tuổi. Phụ nữ trước 40 tuổi ngừng kinh là hiện tượng mãn kinh sớm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mãn kinh sớm như khiếm khuyết nhiễm sắc thể, di truyền, bệnh tữ miễn,… Khi rơi vào trạng thái này thì phụ nữ sẽ bị trễ kinh hoặc mất kinh.
1.7 Sử dụng thuốc gặp phải tác dụng phụ
Thuốc giúp chúng ta điều trị bệnh và giảm đau. Tuy nhiên, có một số loại thuốc sẽ có tác dụng phụ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bởi vì chúng ảnh hưởng đến việc sản sinh lượng hormone estrogen trong cơ thể. Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc: kháng sinh, trị trầm cảm, nội tiết tố, tránh thai,… thì hãy lưu ý. Ngoài ra, việc thay đổi đột ngột liều lượng thuốc cũng sẽ làm chậm kinh.
1.8 Sử dụng rượu, bia và chất kích thích thường xuyên
Các loại chất kích thích gây ảnh hưởng đến các cơ quan vùng chậu và đến cả lớp niêm mạc tử cung. Rượu, bia tác động đến hormone sinh sản. Nicotine trong thuốc lá tác động đến vùng chậu, ống dẫn trứng,… Khi bạn nữ sử dụng thường xuyên những món này sẽ dẫn đến chậm kinh, trường hợp xấu là gây vô sinh.
2. Khi nào thì được cho là chậm kinh?
Châm kinh là chu kỳ kinh nguyệt bị một hoặc nhiều lần bị lỡ kinh nguyệt. Kinh nguyệt bình thường sẽ diễn ra trong 3 đến 7 ngày và lặp lại trung bình sau 35 ngày. Khi đến ngày hàng kinh theo đúng chu kỳ nhưng bạn không có kinh thì bạn đã bị trễ kinh. Ví dụ chu kỳ kinh của bạn là 30 ngày nhưng đến ngày thứ 30 vẫn chưa có kinh là bạn đã bị trễ kinh.
3. Phải làm gì khi bị chậm kinh mà không có thai? – Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
Chậm kinh mà không phải có thai thì xuất phát từ những nguy nhân trên. Từ đó bạn sẽ có cách để cải thiện tình trạng này. Khi bạn có đấu hiện chậm kinh thì hãy cứ thỏa mái tâm lý. Sau khi sát nhận không có thai thì hãy tìm ra nguyên nhân gây nên. Nếu nguyên nhân là từ bên ngoài như thói quen, vận động, ăn uống,…Thì bạn nên điều hòa lại nhịp độ sinh hoạt hợp lý. Còn nếu chậm kinh xuất phát từ bên trong (bệnh lý) thì điều bạn cần làm đó là tìm bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể dùng thực phẩm, thuốc nam để cải thiện tình trạng này.
4. Khi nào cần khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chậm kinh mà không có thai
Bạn có những bất thường trong chu kỳ kinh như kinh nguyệt ngắn, đau thất thường, lượng máu kinh bất ổn,…Bạn đang gặp vấn đề trong chu kỳ kinh. Hiện nay có 5 đến 7 % phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị chậm kinh, phổ biến nhất là tầm 25 tuổi. Lúc này thì điều này cần sự hỗ trợ của bác sĩ để có khắc phục đúng cách.
Bạn nhất định không được chủ quan và kéo dài thời gian không đi khám. Sau đi khám hãy tuân theo hướng đẫn của bác sĩ.
Kinh nguyeeth ảnh hưởng lên khả năng là mẹ của chị em. Chính vì thế nên sau khi biết nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thì hãy có những biện pháp hợp lý. Shila đã chia sẽ cho bạn những thông tin hữu ích qua bài viết này. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Xem thêm
Tác giả: Thu Thảo