Bạn muốn biết sa sinh dục có nguy hiểm không? Căn bệnh phụ nữ này có những dấu hiệu như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về thông tin của bệnh này một cách tổng quát và cách phòng ngừa hay khắc phục hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ:
- Tuyệt chiêu xác định nguyên nhân và cách khắc phục chứng tiểu đêm nhiều ở phụ nữ
- Viêm buồng trứng có nguy hiểm không và làm thế nào chữa trị
1. Sa sinh dục có nguy hiểm không? Tìm hiểu về bệnh sa sinh dục
1.1 Sa sinh dục là gì?
sa sinh dục có nguy hiểm không
Sa sinh dục là tình trạng tử cung sa xuống âm đạo hoặc xuống âm hộ. Kèm theo đó là sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc âm đạo và trực tràng. Tình trạng này khá phổ biến và ảnh hưởng đến khoảng 13% phụ nữ từ 49 đến 50 tuổi. Mức độ sa khác nhau ở từng người.
1.2 Phân loại sa sinh dục
1.2.1 Phân loại cổ điển
- Sa độ 1 gồm: Sa thành trước âm đạo kết hợp sa bàng quang; sa thành sau (kết hợp sa trực tràng); cổ tử cung hạ thấp xuống nhưng vẫn còn trong âm đạo.
- Sa độ 2 gồm: Sa thành trước âm đạo (kết hợp sa bàng quang); sa thành sau (kết hợp sa trực tràng); cổ tử cung lộ dần ra ở âm đạo.
- Sa độ 3: sa thành trước âm đạo (kết hợp sa bàng quang); sa thành sau (kết hợp sa trực tràng); tử cung lộ ra ngoài.
1.2.2 Phân loại theo hệ thống POP-Q
sa sinh dục có nguy hiểm không
- Độ 0: Không sa sinh dục. Aa, Ap, Ba, Bp 3cm nằm trên màng trinh. Điểm C hoặc D: (Tlv – 2) < C, D <= Tlv.
- Độ 1: Có B > 1cm trên màng trinh
- Độ 2: Có B trong khoảng 1cm trên hoặc dưới màng trinh
- Độ 3: Có B > 1cm dưới màng trinh đến nhỏ hơn khoảng (Tlv – 2cm)
- Độ 4: Sa sinh dục toàn bộ, B >= (Tlv – 2cm)
1.3 Giải đáp thắc mắc: sa sinh dục có nguy hiểm không?
Sa sinh dục có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là: căn bệnh này không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng của phụ nữ. Tuy nhiên nó vẫn có một số tác hại như: ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bị mắc bệnh.
2. Triệu chứng thường gặp của sa sinh dục
2.1 Sa sinh dục có nguy hiểm không? – Triệu chứng cơ năng
Một trong những triệu chứng thường gặp khi mắc phải sa sinh dục là triệu chứng cơ năng. Có 5 triệu chứng như sau:
- Đường tiểu dưới: Người bệnh có những biểu hiện như tiểu không kiểm soát, càng lúc càng cảm thấy mắc tiểu. Nhưng khi tiểu thì lại yếu hoặc tiểu kéo dài, tiểu ngập ngừng. Cảm giác tiểu không hết. Đôi khi phải dùng tay để đẩy búi.
- Rối loạn tình dục: Sau và khi quan hệ bị đau. Có cảm giác bị cản trở, âm đạo giãn ra.
- Sa các tạng vùng chậu: Cảm giác không có khối phồng ở âm đạo. Kèm theo là cảm giác bị đè ép hoặc nặng vùng chậu. Khi sờ thấy khối phồng.
- Rối loạn đường hậu môn trực tràng: Bị táo bón, tiêu chảy. Đi ngoài khó khăn, cảm giác đi không ra hết phân. Đôi khi có xuất huyết hoặc chất nhầy trực tràng.
- Đau bàng quang, niệu đạo, âm đạo, am hộ tầng sinh môn, đau ở thẹn.
sa sinh dục có nguy hiểm không
2.2 Sa sinh dục có nguy hiểm không – Triệu chứng thực thể
Khi kiểm tra thấy khối sa ở nửa dưới âm đạo hoặc hơi lộ ở âm hộ. Phần khối sa bị lộ ra ngoài có thể bị sừng hóa hoặc lỡ loét do cọ xát với bên ngoài hay bị bội nhiễm.
3. Nguyên nhân gây sa sinh dục bạn cần biết
sa sinh dục có nguy hiểm không
Nguyên nhân gây ra triệu chứng sa sinh dục vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có thể là do các yếu tố sau đã gây ra tình trạng này:
- Dây chằng vùng xương cụt bị khiếm khuyết, giãn quá mức hay quá yếu không thể nâng đỡ tử cung.
- Cơ thần kinh và các mô bị tổn thương làm rối loạn chức năng của các hệ cơ nâng tử cung. Khi mà các cấu trúc mô bị suy yếu do tổn thương thì sẽ gây ra các cơn co thắt khiến cho mô trọ âm đạo rạn nứt và dẫn đến sa nội tạng.
- Sinh con qua đường âm đạo.
- Cơ thể bị lão hóa.
- Giảm hormone estrogen.
- Làm phẫu thuật vùng chậu.
- Tăng áp lực trong ổ bụng.
- Bị rối loạn collagen.
- Bị chấn thương.
- Có thể do can thiệp y khoa như sử dụng nội soi; nạo thai, sinh mổ,…
4. Cách phòng ngừa bệnh sa sinh dục một cách hiệu quả
Sau đây là một số cách phòng ngừa tình trạng sa sinh dục mà chị em nên để ý:
- Nên sinh sản trong độ tuổi từ 22 đến 29. Vì lúc này các bộ phận và chức năng trong cơ thể vẫn hoạt động tốt, chưa bị thoái hóa. Nếu có vấn đề gì cũng sẽ dễ phục hồi. Đây có thể gọi là thời kỳ sung mãn nhất của phụ nữ.
- Nên sinh nở ở bệnh viện lớn và uy tín. Đồng thời nên để cán bộ y tế có chuyên môn tốt, không để chuyển dạ kéo dài và khâu tầng sinh môn nếu bị rách tầng sinh môn khi đẻ.
- Sau khi sinh xong phải nghỉ ngơi và thư giãn để cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu trở lại trạng thái ban đầu. Không nên lao động năng trước khoảng ba tháng.
- Tránh lao động quá nặng nhọc, liên tục hoặc phải thay đổi tư thế nhiều. Hạn chế đi đứng và đi lại quá nhiều. Nên nằm nghỉ ngơi một chỗ và di chuyển nhẹ nhàng.
- Ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều thực phẩm chống oxy hóa. Nếu có thể hãy tập thêm yoga để tăng sức dẻo dai và sức bền cho cơ bắp. Giúp nhanh lấy lại phong độ và sức khỏe sau sinh.
Tình trạng sa sinh dục có nguy hiểm không? Qua những chia sẻ trên của Shila thì có lẽ bạn đã có câu trả lời cho mình. Tuy nhiên nó vẫn gây ra một số ảnh hưởng đến việc vận động và sinh hoạt. Nếu trầm trọng hơn thì ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng xung quanh. Vì thế nếu bạn muốn làm giảm tình trạng này thì nên đến bệnh viện để nghe tư vấn về bác sĩ và tìm biện pháp phù hợp.
Xem ngay
Tác giả: Thu Thảo