Thống kinh là gì? Bệnh phụ nữ này có nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không? Cùng Shila.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tham khảo ngay
- Tất tần tật nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
- Cường kinh là gì? bệnh được hình thành từ đâu?
1. Thống kinh là gì?
Thống kinh là hiện tượng tử cung co bóp mức mức để tống máu kinh ra ngoài. Thống kinh có mặt trước và sau khi giai đoạn kinh nguyệt với những cơn đau co thắt ở bụng dưới. Có thể đau âm ỉ cả ngày hoặc xuất hiện những cơn đau dữ dội.
thống kinh là gì
Ở phụ nữ khi đến ngày hành kinh sẽ có cảm giác khó chịu bụng dưới, thi thoảng nhói đau, cơ thể mệt mỏi. Cơn đau có thể lan lên ngực, cương vú, làm khó thở hay lan xuống đùi, vùng kín. Có khi cơn đau lan tỏa khắp bụng, đôi khi đi kèm rối loạn tiêu hóa, đau lưng, sốt nhẹ, bủn rủn tay chân, thay đổi cảm xúc…Phần lớn phụ nữ khi mắc thống kinh đều cam chịu và không đến bác sĩ chuyên khoa.
2. Thống kinh là gì? Thống kinh có mấy loại?
2.1. Thống kinh nguyên phát là gì?
Thống kinh nguyên phát hay còn gọi là thống kinh vô căn. Nguyên nhân của hiện tượng sinh lý này xuất phát từ tâm lý căng thẳng khi lần đầu hành kinh ở tuổi dậy thì. Chưa hiểu rõ về hành kinh ở nữ giới và cảm thấy lo lắng dẫn tới hiện tượng thống kinh với các mức độ khác nhau.
Hơn nữa, chất protaglandin tiết ra từ nội mạc tử cung là nguyên nhân gây kích thích các cơ trơn tại tử cung và ruột non. Khiến nữ giới ở tuổi dậy thì đau bụng kinh. Thống kinh nguyên phát thường không có nguyên nhân rõ ràng.
Kinh nguyệt bất thường
2.2. Thống kinh thứ phát
Thống kinh thứ phát là gì? Hay còn gọi là thống kinh có nguyên nhân. Nguyên nhân của loại thống kinh này là do các vấn đề về bệnh lý gây ra. Thường là triệu chứng đi kèm của các bệnh ở tử cung như lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, đặt vòng tránh thai, chít hẹp lỗ tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung dị dạng, u nang buồng trứng hay cả lạc vòng tránh thai.
Để tìm ra nguyên nhân gây ra thống kinh thứ phát, bạn cần tới bác sĩ chuyên khoa để khám lâm sàng để xác định chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
thống kinh là gì
3. Triệu chứng thống kinh thường gặp
3.1 Triệu chứng thống kinh nguyên phát là gì?
Thống kinh là gì và có các triệu chứng như thế nào? Thông thường, thống kinh bao gồm các triệu chứng đau trằn bụng dưới, đau dữ dội từng cơn. Hoặc kiểu đau co rút, đau lan ra sau lưng hay mặt trong đùi. Đau thường xuất hiện trước khi có kinh vài giờ hoặc ngay khi bắt đầu có kinh. Cơn đau có thể kéo dài vài ngày và kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, ngất xỉu, tiêu chảy, đau đầu và sốt.
thống kinh có nguy hiểm
3.2 Triệu chứng thống kinh thứ phát
Biểu hiện của thống kinh thứ phát là gì? Triệu chứng của thống kinh thứ phát có thể tương tự như thống kinh nguyên phát. Nhưng những cơn đau thường tới sớm hơn một tuần trước khi có kinh. Đôi khi cơn đau còn kéo dài cho đến khi sạch kinh hoặc có thể xuất hiện bất chợt vào thời điểm khác trong tháng.
4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thống kinh
Hầu hết phụ nữ đều trải qua thống kinh nguyên phát. Thường thì thống kinh nguyên phát xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi dậy thì cho tới 30 tuổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể gặp ở độ tuổi mãn kinh.
thống kinh là gì
Thống kinh thứ phát thường xuất hiện muộn hơn thống kinh nguyên phát. Mức độ tuổi thường bị thống kinh thứ phát thường là 30 đến 40 tuổi. Để tìm ra nguyên nhân gây ra thống kinh thứ phát. Người bệnh cần tới bác sĩ chuyên khoa để khám lâm sàng để xác định chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
5. Bị thống kinh có nguy hiểm không?
Như đã biết thống kinh là gì? Đây là tình trạng xảy ra ở nhiều chị em phụ nữ. Vậy thống kinh có nguy hiểm không? Đa số các trường hợp thống kinh nguyên phát sẽ tự giảm mức độ nghiêm trọng. Không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau:
thống kinh có nguy hiểm
Bệnh thống kinh có nguy hiểm hay không
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống do những cơn đau quằn quại. Khiến chị em chỉ có thể nằm một chỗ. Không thể làm bất cứ việc gì. Thậm chí rơi vào tình trạng kiệt sức và ngất.
- Các cơn đau thống kinh có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung, ung thư tử cung, hẹp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính tử cung hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, rất có nguy cơ dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn,khó mang thai. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị.
- Ngoài ra, nhiều chị em chưa có kiến thức về thống kinh nên thường chủ quan. Cứ nghĩ là đau bụng kinh bình thường nên tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà gây tác động xấu đến sức khỏe sinh sản.
6. Thống kinh có điều trị được không?
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà có hướng điều trị khác nhau. mặc dù đây là triệu chứng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thống kinh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Sau đây là một số cách điều trị hiệu quả cả bằng thuốc tây và thuốc nam.
thống kinh là gì
Điều trị bệnh thống kinh như thế nào?
6.1 Điều trị thống kinh bằng thuốc Tây y là gì?
Thuốc điều trị chung cho hai loại thống kinh thường là:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, ketoprofen, naproxen…
- Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin làm giảm lượng máu kinh và giảm co thắt tử cung.
Các thuốc này nên uống trước khi kinh nguyệt bắt đầu, sử dụng trong 2 – 3 ngày. Riêng với chị em bị đau dạ dày tá tràng. Nên dùng thuốc kháng viêm không có steroid ức chế COX-2 như meloxicam 7,5 mg uống 1 lần/ngày. Với trường hợp đau dạ dày và thống kinh nhẹ, có thể sử dụng thuốc giảm đau không có tác dụng ức chế prostaglandin như paracetamol (viên 500mg).
thống kinh là gì
Điều trị bằng thuốc tây y có thể mang lại hiệu quả nhanh. Nhưng nếu dùng trong thời gian dài sẽ để lại triệu chứng như đau dạ dày, tăng men gan, làm giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
6.2 Thuốc Nam
Một số bài thuốc nam chữa thống kinh thường được sử dụng là:
- Nếu thống kinh, bụng trướng đầy, lạnh, đau dùng 6g ngô thù du, 8g quế chi, 3g sài hồ, 6g uất kim sắc.
- Nếu trước hành kinh hai bầu vú trướng đau dùng 6g thanh bì, 6g quất diệp, 4g quất hạch.
- Nếu kinh nguyệt đến trước kinh, máu kinh ra nhiều, có màu đỏ, lấy 12g đan sâm, 12g trạch lan sắc với nước, ngày uống 3 lần/ngày.
- Nếu kinh nguyệt có màu đen dùng 30g ba kích, 10g ô dược, 20g hoài sơn, 20g biển đậu, 20g bạch truật, 15g thổ phục linh, 10g hương phụ, 10g mộc hương sắc uống ngày một than.
- Nếu bụng đau nhiều, huyết ra có nhiều hòn cục, đau tức mạn sườn, hai bầu vú căng trướng dùng 15g đảng sâm, 15g bạch thược (sao dấm), 12g đương quy, 10g ô dược, 10g sài hồ, 10g huyền hồ sách (sao dấm), 10g hương phụ (sao dấm), 6g xuyên khung (sao) sắc uống trước hành kinh 3 ngày.
thống kinh là gì
Thuốc nam có tác dụng chữa thống kinhNgoài ra, có thể sử dụng một số thảo dược có tác dụng giảm đau thống kinh như ích mẫu, hương phụ, ngải cứu… Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Có thể thay thế bằng các loại thảo dược chế biến sẵn được bán trên thị trường.
Thống kinh là gì? Hiện tượng thống kinh ở nữ giới có nguy hiểm không? Bài viết trên đây của shila.vn đã cung cấp những thông tin và kiến thức về hai hiện tượng thống kinh phổ biến. Hy vọng giúp ích được cho chị em.
Xem thêm
- Ngăn chặn dậy thì sớm ở trẻ với những bí quyết mà cha mẹ nào cũng cần phải biết
- Muốn ngày đèn đỏ/kinh nguyên đến sớm [ăn uống và làm gì]
- Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không và giải đáp
Các từ khóa liên quan người dùng tìm kiếm: thống kinh; thống kinh là gì; bệnh thống kinh là gì; thống kinh là bệnh gì; bị thống kinh là gì; chứng thống kinh là gì; thống kinh nghĩa là gì; thống kinh nguyên phát là gì; thống kinh thứ phát là gì; hiện tượng thống kinh là gì.
Tác giả: Thu Thảo