U nang buồng trứng là bệnh lý gì? Có gây nguy hiểm gì cho cơ thể người bệnh? Hãy cùng Shila tìm hiểu, tổng hợp các thông tin hữu ích giúp chị em biết được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phụ nữ này nhé. Qua đó bạn có thể có cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Xem thêm:
- U nang buồng trứng có thai được không? dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?
- Triệu chứng u nang buồng trứng xoắn mà chị em nên để ý
1. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là bệnh lý ở vùng buồng trứng xuất hiện khối u. Bệnh thường gặp chiếm khoảng 3,6% trong các bệnh phụ khoa. Triệu chứng của bệnh thường âm thầm, thời gian ủ bệnh kéo dài nhưng một khi chuyển sang giai đoạn ác tình thì tiến triển rất nhanh.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành. Nếu bệnh không được phát hiện sớm dễ biến chứng thành ung thư buồng trứng gây mất khả năng sinh con, hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
2. Các loại u nang buồng trứng theo các dạng thường gặp
Các dạng u nang buồng trứng cũng được phân thành các loại khác nhau phụ thuộc vào đặc tính và tình trạng diễn biến phát bệnh. Một số loại u nang như:
2.1 Dạng nang cơ năng
Dạng u nang cơ năng là loại u lành tính. Đây là khối u có kích thước nhỏ, do thay đổi sinh lý cơ thể mà gây ra. Loại u nang này thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Thường sau từ 6-8 tuần, u tự động biến mất mà không cần điều trị gì.
2.2 Dạng u quái
U quái là dạng u nang chứa các loại mô cấu tạo trên cơ thể người, tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời kỳ phôi thai. Đa phần u quái là i lành tính. Những u nang này có thể do bẩm sinh hoặc do phát triển trong độ tuổi sinh sản. Rất hiếm trường hợp u quái trở thành ác tính gây ung thư.
2.3 Dạng u nang tuyến
U nang tuyến là những nang phát triển ở bên mặt ngoài của buồng trứng. Loại u nang này có thể có kích thước rất lớn, Tuy nhiên, thường là lành tính và ít gây các bệnh lý do người bệnh.
2.4 Dạng u lạc nội mạc tử cung
Dạng u lạc nội mạc tử cung hình thành do các lạc nội mạc tử cung gây nên. Lớp nội mạc tử cung là lớp màng bên trong tử cung. Tuy nhiên trong quá trình chu kỳ rụng trứng hoặc lúc mang thai, sinh nở phần nội mạc sẽ dày lên giúp làm tổ để thụ tinh có thai.
Nếu hết chu kỳ, trứng vẫn không thụ tinh thì phần lớp này sẽ bong ra và tạo thành hiện tượng hành kinh. Sau đó, phần lớp nội mạc lại tiếp tục chu kỳ tăng trưởng trong giai đoạn kế tiếp trong suốt giai đoạn tuổi sinh sản.
Loại u lạc nội mạc tử cung thường hiện diện ở các nơi khác nhau trong tử cung và ổ bụng. Tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố vì thế chúng vẫn dày lên rồi bong ra. Nhưng dịch xuất tiết lại không được tống ra ngoài như bình thường mà sẽ tụ lại và phát triển thành khối u nang chứa dịch, máu và nội mạc tử cung
3. Dấu hiệu và triệu chứng u nang buồng trứng
Thông thường các triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi khám định kỳ hoặc khi chụp, siêu âm vì những nguyên nhân khác. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể dự đoán được bệnh như:
3.1 Bệnh có triệu chứng đau dữ dội vùng xương chậu
Triệu chứng phổ biến của bệnh là tình trạng bị đau dai dẳng ở vùng bên phải hoặc ở bên trái xương chậu tại khu vực của buồng trứng. Tình trạng này ít được chị em để ý do thường bị đau khu vực xương chậu trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, đối với bệnh u nang buồng trứng, tình trạng đau sẽ kéo dài và thường xuyên xảy ra dù không đang trong giai đoạn kinh nguyệt.
Đau khu vực xương chậu kéo dài cũng có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị xoắn buồng trứng. Vì thế gây thiếu máu ở buồng trứng và gây đau. Vì thế cần thăm khám bác sĩ để xác định và điều trị nhanh nhất có thể.
3.2 Luôn có cảm giác chướng bụng là một triệu chứng u nang buồng trứng
Một trong dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng là luôn có cảm giác chướng bụng. Cảm giác chướng bụng thường được nghĩ đến là do các vấn đề dạ dày. Tuy nhiên có thể là do u nang gây ra. Thông thường u nang chỉ xuất hiện với kích thước nhỏ dưới 10cm, nhưng có một số nang có thể phát triển rất lớn.
Nhiều người sẽ nhầm tưởng là do ăn nhiều hay tăng cân. Tuy nhiên nó sẽ kèm theo cảm giác đau. Vì rất có thể khối u đang lớn dần trong bụng và ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Do đó nếu thấy trường hợp này thì bạn nên để ý nhé. Nếu bạn có tình trạng căng chướng chỉ to ở vùng bụng thì cần nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe.
3.3 Thường xuyên có cảm giác no
Giống với một số bệnh lý khác, u nang buồng trứng cũng gây ra cảm giác no bị đầy bụng. Nguyên nhân là do khối u gây chiếm vị trí trong buồng trứng, làm căng các cơ quan khác gây cảm giác này. Nếu bạn đi đại tiện, nhưng có cảm giác như bị táo bón trong thời gian dài. Mặc dù vẫn đi vệ sinh như bình thường. Nhưng bạn vẫn phải để ý đến khả năng u nang buồng trứng.
3.4 Bị đau rát khi quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục đúng cách sẽ không gây ra đau đớn. Nếu xuất hiện tình trạng đau rát khi quan hệ có thể bạn đang gặp tình trạng bất thường với vùng kín. Nhất là khi có các dấu hiệu như đau một bên hoặc hai bên khi quan hệ thì có thể do u nang gây ra. Một số khối u biến tính, tăng kính thước có thể sẽ bị tụt ra sau tử cung. Cho nên gây đau đớn khi quan hệ tình dục.
3.5 Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu (dù đôi khi không thể đi)
Triệu chứng u nang buồng trứng là gì? Cảm giác thường xuyên cảm thấy buồn tiểu được ghi nhận bởi nhiều bệnh nhân bị u nang buồng trứng. Nguyên nhân gây ra là do các u nang lớn lên, gây chèn ép lên bàng quan tạo cảm giác buồn tiểu. Một số trường hợp sẽ gây ra hiện tượng khó đi vệ sinh do kích thước u nang quá lớn.
3.6 Triệu chứng u nang buồng trứng là thường xuyên bị đau lưng hoặc đau chân
Nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng hoặc đau chân cho cơ thể. U nang buồng trứng cũng là một nguyên nhân gây ra, nhất là đối với u có kích thước lớn. Khối u nếu phát triển ở trong buồng trứng, tùy vào vị trí sẽ gây ra tình trạng đau. Bởi sự chèn ép lên dây thần kinh của kích thước u nang.
3.7 Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt
Tình trạng chảy máu bất thường dù không phải trong giai đoạn kinh nguyệt. Lí giải điều này có thể do các khối u nang buồng trứng đã làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và làm rối loạn hormone như: estrogen, testossterone và progesterone. Nên dẫn đến chảy máu có hiện tượng lạ trong kì kinh nguyệt. Những cũng có một số bệnh gây ra hiện tượng này như: buồng trứng đa nang,… Bệnh này cũng gây tăng cân và khó thụ thai.
4. Nguyên nhân u nang buồng trứng
Nguyên nhân u nang buồng trứng do nhiều yếu tố gây nên. Shila đã tổng hợp và có một số nguyên nhân u nang buồng trứng như sau:
- Do nội tiết tố không ổn định: Nội tiết tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe phụ nữ. Vì một số nguyên nhân, nội tiết tố hormone bị ảnh hưởng, gây ra nhiều tình trạng như có kinh sớm,hoặc trứng rụng nhiều,.. Gây tiền đề cho u nang phát triển.
- Do mang thai hoặc sảy thai: Khi mang thai, một vài u nang buồng trứng sẽ tự nhiên hình thành ở giai đoạn đầu giúp hỗ trợ hình thành bào thai. Tuy nhiên vẫn tồn tại mà không biết mất sau khi hết thai kỳ. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, phụ nữ từng sảy thai cũng có khả năng mắc phải u nang rất cao.
- Do nhiễm trùng vùng chậu: Nhiễm trùng vùng chậu có thể gây ra viêm nhiễm lan qua buồng trứng và vòi trứng. Gây hình thành u nang.
- Do lạc nội mạc tử cung: Các mô nội mạc tử cung đi lạc có thể đến và dính vào buồng trứng. Sau đó có thể hình thành và phát triển khối u.
- Do suy giảm chức năng tuyến giáp.
- Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: do sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng thực phẩm không an toàn, chứa nhiều hormone tăng trưởng hoặc do căng thẳng, stress gây nên.
5. Những đối tượng thường có tỷ lệ mắc u nang buồng trứng cao hơn?
Tỷ lệ mắc u nang buồng trứng có thể là hầu hết chị em phụ nữ. Nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh sản từ 20 -40 tuổi có Tỷ lệ mắc u nang buồng trứng cao hơn. Bệnh thường dễ bị tăng nguy cơ mắc phải khi có các yếu tố như từng bị u nang, chu kỳ kinh nguyệt không đều, người thừa cân béo phì hoặc người trong gia đình có tiền sử bị u nang sẽ dễ tăng tỷ lệ mắc phải cao hơn so với người khác.
6. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng cũng thường có nhiều loại như Shila đã nêu trên. Tùy vào mỗi loại khác nhau mà tình trạng nguy hiểm hay không cũng sẽ thay đổi. Đối với u nang buồng trứng cơ năng thường là lành tính sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên những loại u nang ác tính có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm do triệu chứng âm thầm, khó phát hiện.
6.1 Xoắn u nang
Biến chứng của u nang ác tính và lành tính chính là xoắn u nang. Bệnh thường xảy ra ở các đối tượng phụ nữ trẻ tuổi. Các khối u thường phát triển với kích thước kết hợp với khoảng trống xung quanh mà khiến buồng trứng bị xoắn lại. Gây ra thiếu máu cung cấp đến buồng trứng làm các khối u phát triển lên và có thể vỡ.
6.2 Vỡ u nang
Đây là tình trạng u lành tính khi có áp lực đè lên và bị vỡ. U nang bị vỡ sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm bên trong buồng trứng. Có thể gây ra viêm buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
6.3 Chèn ép vào các tạng
Khi khối u phát triển với số lượng và kích thước nhiều lên thì sẽ chèn ép qua các cơ quan lân cận. Các cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng, không thể hoạt động hiệu quả. Vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa gây ra các khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Ngoài ra, u nang còn dễ gây ra các hiện tượng sinh ngon, sảy thai nếu không được chữa trị sớm.
7. Kinh nghiệm chữa u nang buồng trứng hiệu quả
Tùy vào tình trạng u nang mà các phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Trước tiên khi thấy các dấu hiệu bất thường hay những dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng đã liệt kê ở trên. Bạn nên đến bệnh viện để khám. Theo kinh nghiệm chữa u nang buồng trứng, đầu tiên các bác sĩ sẽ theo dõi tình hình bằng cách siêu âm. Để quan sát khối u là lành tính hay ác tính. Việc kiểm tra này phải thực hiện thường xuyên theo chỉ định bác sĩ.
– Đối với u nang lành tính – cơ năng thì bác sĩ thường chỉ định không điều trị mà theo dõi từ 3-6 vòng kinh. Nếu cơ thể bình thường thì các khối u này sẽ tự biến mất.
– Đối với u nang ác tính thì tùy theo mức độ mà sẽ tiến hành điều trị (sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật). Mỗi tình trạng sẽ có cách chữa u nang buồng trứng khác nhau như:
- Đối với người bệnh đã qua độ tuổi sinh sản: Phương pháp điều trị thường sẽ cắt bỏ hai bên buồng trứng để có hiệu quả tốt nhất.
- Với phụ nữ mang thai: Bác sĩ thường theo dõi thăm khám cẩn thận. Thường sẽ tiến hành điều trị tạm thời đến lúc sinh để kết hợp mổ lấy khối u nang. Tuy nhiên nếu có các biến chứng nào thì cần phải mổ khẩn cấp.
- Với người trẻ tuổi: Bác sĩ sẽ bóc tách khối u ở buồng trứng để bảo vệ khả năng sinh sản cho phụ nữ.
8. Có thể phòng ngừa u nang buồng trứng hay không?
Bệnh lý u nang buồng trứng có thể phòng ngừa để không gặp phải. Theo kinh nghiệm chữa u nang buồng trứng, việc phòng ngừa có thể bằng thói quen sinh hoạt và chất lượng cuộc sống tạo nên. Một số lưu ý để bạn phòng ngừa như:
- Nên sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, chất kích thích. Thường xuyên ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc.
- Tăng cường và bảo vệ chức năng thải độc của gan.
- Kiểm tra các chức năng hoạt động của tuyến giáp định kỳ.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Không hút thuốc.
- Kiểm soát cân nặng thích hợp.
U nang buồng trứng là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Chị em nên lưu ý các dấu hiệu, thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Nếu thấy có triệu chứng như vậy thì bạn nên cân nhắc mà đến bệnh viện khám thử. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là nên khám phụ khoa theo định kì 6 tháng/lần. Shila mong rằng qua bài viết này, chị em sẽ lưu tâm nhiều hơn đến sức khỏe và bảo vệ bản thân tốt nhất.
Xem ngay:
Tác giả: Thu Thảo